Hái lộc đầu năm sao cho đúng để mang tài lộc, may mắn về nhà?

Vào đêm 30 Tết, người Việt Nam chúng ta thường có thói quen hái lộc đầu năm với mong muốn có một năm mới an lành, may mắn. Đây là một phong tục ý nghĩa mang lại giá trị cao cho người Việt.
Ngày Tết có nên cắm hoa ly trên bàn thờ? Tết Nguyên đán - Di sản văn hóa đặc biệt Khai bút đầu năm 2024: Ngày – giờ nào đẹp để hanh thông như ý suốt cả năm Giáp Thìn?
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam.
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam.

Phong tục hái lộc đầu năm là gì?

Vào thời khắc giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết, người Việt chúng ta thường đi hái lộc đầu xuân, đến đình chùa xin lộc và cầu phúc, cầu tài.

Hái lộc đầu năm là việc bẻ cành cây (hay còn gọi là cành lộc) mang về nhà để lấy may mắn trong những ngày đầu năm mới. Cành lộc thường là một cành đa nhỏ, cành đề hoặc cành si.... đây là những những loại có sức sống mạnh mẽ, quanh năm tươi tốt và nảy lộc.

Tục hái lộc là một nét đẹp văn hóa theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú. Trong ngày Tết thì chúng ta thường thấy mọi người hay hái lộc ở đền, chùa ngụ ý để xin hưởng một chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân đầu năm mới.

Nguồn gốc hái lộc đầu năm

Phong tục hái lộc đầu năm đã xuất hiện từ thời xa xưa. Chuyện xưa kể rằng, Vua Hùng đã mời các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần dân và các con đến truyền dạy rằng: “Nay các con đã khôn lớn, ta muốn các con đi dạy dân làm ăn và trấn cứ các nơi” vào ngày đầu xuân năm mới.

Nghe cha phán truyền, tất cả các con đều lưu luyến không muốn chia tay mà muốn ở lại cùng cha mẹ. Các Lạc hầu, Lạc tướng, dân làng chưa biết tấu trình với Vua thế nào thì Hoàng hậu thưa: “Các con đều luyến mẹ, thương cha không muốn đi xa, tôi nghĩ rằng Nhà vua nên làm lễ tế trời đất rồi dùng cách hái lộc chia cho các con…các con ai nhận được cành lộc đi phương nào thì phương ấy mà đi”.

Nghe Hoàng hậu nói, Vua lệnh truyền cho các Lạc hầu, Lạc tướng và các con về nhà nghỉ rồi chọn ngày lành tháng tốt, Vua làm Lễ tế trời đất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Chờ lúc sang canh Vua cùng Hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu xuân. Sáng sớm, khi mặt trời xuất hiện, Vua và các con chia cho mỗi người một cành lộc và dạy rằng:

“Non ở nhà, già đi ấp

Chẵn lên non, còn lẻ xuống biển.

Các con hãy nghe lời Vua cha căn dặn, mang cành lộc này đi trấn giữ ở các phương, răn dạy dân chúng làm ăn sao cho ai ai cũng được no ấm. Trên đường đi khó tránh khỏi hiểm nguy, nếu lỡ như gặp phải chuyện không may, các con nhớ cầm cành lộc còn đượm hơi sương này mà vẩy lên trời thì thú dữ, ma tà đều phải sợ hãi bỏ chạy, không ai có thể hại được các con.”

Tuân lệnh Vua, các con quỳ lạy cha mẹ nhận cành lộc chia nhau đi trấn giữ các miền, Vua mừng truyền cho dân làng mở hội để tiễn các con lên đường.

Như vậy, phong tục hái lộc đầu năm đã xuất hiện từ thời xa xưa. Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm lịch sử, nét đẹp này vẫn được người dân Việt Nam lưu truyền qua các thế hệ. Phong tục xin lộc đầu xuân đã trở nên quen thuộc, là một trong những nét văn hóa Tết không thể thiếu trong đời sống chúng ta.

Ý nghĩa của phong tục hái lộc đầu năm

Theo tích chuyện xưa, tục hái lộc đầu năm đã có từ thời Hùng Vương. Tương truyền nhân một ngày đầu xuân, Vua Hùng muốn các con mình đi dạy dân làm ăn và trấn cứ các nơi nên đã chọn ngày lành tháng tốt làm Lễ tế Trời – Đất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) cầu cho mưa thuận gió hòa, muôn dân no ấm.

Rồi chờ lúc sang canh Vua Hùng cùng Hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu xuân. Sáng sớm, khi mặt trời ló dạng ở đằng Đông, Vua chia cho mỗi người con một cành lộc và dạy rằng: "Non ở nhà, già đi ấp. Chẵn lên non, còn xuống biển". Vua Hùng còn căn dặn các con khi đi đường nếu gặp điều gì không may, hãy mang cành lộc còn đượm sương sớm này mà vẩy lên trời thì thú dữ, tà ma sẽ bỏ chạy, không thể làm hại được.

Trải qua hàng nghìn năm, trong dân gian vẫn còn lưu truyền tục hái lộc vào dịp đầu năm mới. Đây đã trở thành một nét văn hóa Tết cổ truyền trong đời sống của người Việt Nam.

Sau khi cúng giao thừa hay sớm mùng 1 Tết, mọi người thường đến đình chùa, đền phủ để hái một cành lộc non mang về nhà, với mong muốn được Thần, Phật linh thiêng ban cho tài lộc, may mắn suốt năm. Những cành lộc nhỏ được hái từ các thân cây có sức sống mạnh mẽ như: si, sung, xanh, đa... Người hái lộc mang về, treo trước hiên nhà hoặc cắm vào bình hoa, có nơi còn treo ở gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma quỷ hay có ý báo là đã rước phúc lộc về. Lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú. Hái lộc ở nơi đền chùa linh thiêng mang ngụ ý xin được hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho để cả năm thuận lợi, phát tài phát lộc.

Trong thời khắc giao hòa của đất trời thì việc hái lộc về nhà là điều mà nhiều người rất thích, đó thể hiện mong cầu mang về những điều tốt đẹp với ý nghĩa ''Tống cố, nghinh tân", xua đi những điều không may mắn trong năm cũ, chờ đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới…

Hái lộc đầu năm như thế nào cho đúng và được may mắn, tài lộc?

Sau thời khắc giao thừa, người Việt chúng ta thường đi hái lộc đầu xuân, đến đình chùa xin lộc và cầu phúc, cầu tài.
Sau thời khắc giao thừa, người Việt chúng ta thường đi hái lộc đầu xuân, đến đình chùa xin lộc và cầu phúc, cầu tài.

Cách chọn lộc để hái

Phong tục hái lộc đầu năm của người ta đã bắt đầu xuất hiện những xu hướng biến tướng, tạo ra những hình ảnh không hay. Người dân thay vì xin cành lộc nhỏ ở đền chùa thì đua nhau chặt cành bẻ lá, cây càng to càng tốt, thậm chí cá biệt có người còn nhổ cả cây non về nhà.

Mọi người chỉ biết rằng đầu năm hái lộc là mang cành lộc về nhà, còn hái cành lộc ở đâu, có kích cỡ như thế nào, là cành lộc của cây nào thì không hề quan tâm. Vậy làm thế nào để phong tục này không bị biến tướng, việc hái lộc sẽ tạo may mắn cả năm?

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương (Công ty tư vấn phong thủy, nhà ở Nhà Xuân) cho biết: “Hái lộc đầu năm là một tục lệ đẹp của người Việt. Hái lộc hay rước lộc có nghĩa là gặt hái tài lộc, cũng có nghĩa là đem cành lộc non tươi vào nhà. Vì thế, hành động mang cành lá non vào nhà cũng như mang lộc vào nhà vậy”.

Người dân có thể đến đền chùa hoặc những nơi công cộng, có nhiều sinh khí tốt như công viên, vườn hoa để hái những cành lá non về cắm trong nhà hoặc trên bàn thờ. Tuy nhiên việc hái lộc cốt là ở ý nghĩa hành động. Hái lộc mà không thương tiếc cho cây cối, phá hoại cảnh quan môi trường thì cũng là không tốt, mang lại nhiều điều không may cho bản thân.

Tâm của người hái lộc

Hái lộc quan trọng ở cái tâm người hái. Người hái lộc phải có cái tâm hướng thiện, lòng vui vẻ lạc quan thì cành lá bé nhỏ là đủ mang xuân, mang phúc lộc về nhà, không cần phải chọn cành thật to.

Một điều nữa cần lưu ý nữa đó là hái lộc vào lúc giao thừa, sắc trời đã tối, cần chú ý lựa chọn cẩn thận để không mang cành lá héo úa hay cành có gai nhọn vào nhà, làm thế sẽ mang theo sát khí không tốt cho gia đình.

Việc hái lộc suy cho cùng cũng là mong muốn hút tài lộc về nhà. Lộc về nhà là do cái tâm của chính chúng ta. Vì vậy, ngoài việc hái lộc đầu năm mỗi người chúng ta thay đổi lối sống, cách nghĩ, lời nói của mình, làm những điều đúng theo đạo đức, chuẩn mực xã hội.

Thị trường hàng Tết nhộn nhịp, thực phẩm tươi sống, đồ khô tăng giá Thị trường hàng Tết nhộn nhịp, thực phẩm tươi sống, đồ khô tăng giá
Nên cắm hoa gì trong dịp Tết để rước tài lộc vào nhà? Nên cắm hoa gì trong dịp Tết để rước tài lộc vào nhà?
Ngày Tết có nên cắm hoa ly trên bàn thờ? Ngày Tết có nên cắm hoa ly trên bàn thờ?
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thêm một thương hiệu gạo Việt chinh phục thị trường Nhật Bản

Thêm một thương hiệu gạo Việt chinh phục thị trường Nhật Bản

Theo thông tin từ bộ phận Thương vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, tiếp nối thành công của việc đưa ST25 A AN - thương hiệu gạo đầu tiên của Việt Nam chinh phục thị trường Nhật Bản vào năm 2022, một thương hiệu gạo thứ 2 của Việt Nam đã chính thức thâm nhập thị trường khắt khe vào bậc nhất thế giới này.
Người dân Hàn Quốc xuýt xoa khen phở Việt Nam ngon

Người dân Hàn Quốc xuýt xoa khen phở Việt Nam ngon

"Phở Việt Nam rất ngon. Hương vị đậm đà, ấn tượng. Cảm ơn vì đã mang đến cho chúng tôi một Vietnam Phở Festival thật tuyệt vời", ông Kim nhân viên văn phòng ở Seoul cho biết.
Nhiều điểm ấn tượng tại chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" ở hồ Hoàn Kiếm sáng 6/10

Nhiều điểm ấn tượng tại chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" ở hồ Hoàn Kiếm sáng 6/10

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
"Chạm miền ký ức" về Hà Nội qua hai đêm nhạc đặc biệt "Phú Quang - Tình yêu ở lại"

"Chạm miền ký ức" về Hà Nội qua hai đêm nhạc đặc biệt "Phú Quang - Tình yêu ở lại"

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình, sự kiện để chào mừng đón dịp lễ ý nghĩa này. Và một trong những điểm nhấn có lẽ sẽ "chạm" được vào mỗi người con Thủ đô cũng như du khách chính là chuỗi sự kiện "Hà Nội - Chạm miền ký ức".
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa đa dạng.
Gần 300 tác phẩm dự Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024

Gần 300 tác phẩm dự Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024

Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP. Hà Nội đã họp Hội đồng giám khảo đánh giá và phân hạng các sản phẩm dự thi Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố năm 2024.
MB nhận "cú đúp" giải thưởng tại IR Awards 2024

MB nhận "cú đúp" giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024.
Lý do gì khiến Công ty cổ phần Dược Trung ương 3 (TW3) liên tục bị "tuýt còi"?

Lý do gì khiến Công ty cổ phần Dược Trung ương 3 (TW3) liên tục bị "tuýt còi"?

Sở hữu nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO – GMP với hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại, khẳng định luôn tuân thủ theo các hệ thống, tiêu chuẩn quốc tế thế nhưng Công ty cổ phần Dược Trung ương (TW3) liên tục bị "tuýt còi" vì liên quan đến chất lượng thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Richy Group: Vinh danh trong Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2024

Richy Group: Vinh danh trong Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2024

Ngày 17/09/2024, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Top 10 công ty thực phẩm uy tín năm 2024. Richy Group tự hào được vinh danh trong danh sách này, khẳng định vị thế vững chắc trong ngành Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng. Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Richy trong việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
A Choén - Tinh hoa ẩm thực trên bản đồ Food Tour Hà Nội

A Choén - Tinh hoa ẩm thực trên bản đồ Food Tour Hà Nội

Trong bối cảnh du lịch Thủ đô đang phát triển mạnh mẽ, việc đưa ẩm thực trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn là định hướng quan trọng của thành phố, nhằm quảng bá hình ảnh Thủ đô đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều thương hiệu về ẩm thực cũng định vị được uy tín trên bản đồ Food Tour Hà Nội bằng chính sự thẩm định chấm sao của thực khách, trong đó phải kể đến chuỗi Nhà hàng Bò nướng than hoa A Choén.
Ngày mai (16/9), khai mạc “Hội chợ thương mại Festival Huế 2024”

Ngày mai (16/9), khai mạc “Hội chợ thương mại Festival Huế 2024”

Hội chợ Thương mại Festival Huế là hoạt động đồng hành cùng Lễ hội Festival Huế từ năm 2000 đến nay. Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024 sẽ diễn ra trong 7 ngày, từ 16/9-22/9/2024 tại Công viên Thương Bạc, đường Trần Hưng Đạo, phường Đông Ba, Thành phố Huế.
Độc đáo nghề làm muối ở Bạch Long

Độc đáo nghề làm muối ở Bạch Long

Dù trải qua bao thăng trầm, diêm dân ở xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định vẫn nặng tình với hạt muối. Tuy vất vả, nhọc nhằn nhưng họ vẫn cần mẫn, dầm gót chân trần dưới ruộng để cào muối, bởi thứ được coi là ‘vàng trắng’ ấy đã đem lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khai mạc Liên hoan văn hoá cồng chiêng Đắk Lắk với chủ đề "Âm vang đại ngàn" lần thứ 3

Khai mạc Liên hoan văn hoá cồng chiêng Đắk Lắk với chủ đề "Âm vang đại ngàn" lần thứ 3

Sáng 31/8, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình khai mạc Liên hoan văn hoá cồng chiêng Đắk Lắk lần thứ 3, năm 2024 với chủ đề "Âm vang đại ngàn".
Hoạ sĩ trẻ giữ hồn dân tộc qua nét sơn mài

Hoạ sĩ trẻ giữ hồn dân tộc qua nét sơn mài

Đối với họa sĩ Chu Nhật Quang, tranh sơn mài không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là phương tiện lưu giữ giá trị văn hóa. Mỗi tác phẩm của anh như là tiếng vọng của thời gian, giúp lưu giữ vẻ đẹp xưa cũ, bình dị, mộc mạc mà vô cùng quý giá.
Trái cây của Việt Nam đã có mặt tại 60 nước trên thế giới

Trái cây của Việt Nam đã có mặt tại 60 nước trên thế giới

Hiện trái cây của Việt Nam đã xuất khẩu sang 60 thị trường và vùng lãnh thổ. Riêng trong tháng 7/2024, xuất khẩu rau quả đem về 477 triệu USD. Lũy kế 7 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt trên 3,8 tỷ USD.
Tinh hoa văn hóa Việt trong tách trà sen Tây Hồ

Tinh hoa văn hóa Việt trong tách trà sen Tây Hồ

Trà ướp sen Tây Hồ được tôn vinh là “thiên cổ đệ nhất trà” không chỉ do công đoạn chế biến cầu kỳ mà còn bởi hương vị thanh tao như hội tụ tinh khí của đất trời Thăng Long, mang những nét đặc trưng sâu sắc trong văn hóa thưởng trà của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Nghề ướp trà sen Quảng An trở thành Di sản phi vật thể quốc gia

Nghề ướp trà sen Quảng An trở thành Di sản phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố nghề ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
“Tri thức may, mặc áo dài Huế” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (tri thức dân gian).
Phở Nam Định trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phở Nam Định trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định số 2326 về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với tri thức dân gian phở Nam Định.
Tất tần tật về thương hiệu “xe hơi cứu chủ" Volvo

Tất tần tật về thương hiệu “xe hơi cứu chủ" Volvo

Volvo từ lâu đã định vị an toàn là điểm cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của mình. Qua thời gian, xe của Volvo được nhìn nhận là những mẫu xe an toàn nhất thế giới khi liên tục giúp hành khách trên xe an toàn trong nhiều vụ tai nạn thảm khốc.
Nâng cao thương hiệu, uy tín nông sản Việt

Nâng cao thương hiệu, uy tín nông sản Việt

Bưởi là quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc, cùng với các loại quả thanh long và xoài, góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín nông sản Việt.
Kể những câu chuyện về phở Việt Nam tại Hàn Quốc

Kể những câu chuyện về phở Việt Nam tại Hàn Quốc

Chiều 29/7, họp báo công bố Vietnam Phở Festival 2024 - sự kiện văn hóa ẩm thực đặc biệt đã được Báo Tuổi Trẻ, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) tổ chức.
Chương trình “Xoay nắp TH” tìm thấy chủ nhân đầu tiên của xe máy Honda SH 125i

Chương trình “Xoay nắp TH” tìm thấy chủ nhân đầu tiên của xe máy Honda SH 125i

Chương trình Xoay nắp TH - Trúng hơn 500.000 giải thưởng đã tìm ra chủ nhân đầu tiên của xe máy Honda SH 125i - phiên bản cao cấp trong buổi livestream Giải Đặc biệt diễn ra ngày 16/6. Và vào ngày 3/7 vừa qua, chủ nhân giải thưởng đã chính thức “rinh” chiếc xe về nhà.
Nhiều hoạt động trải nghiệm độc đáo tại "Lễ hội Sen Hà Nội 2024"

Nhiều hoạt động trải nghiệm độc đáo tại "Lễ hội Sen Hà Nội 2024"

Tối ngày 12/7, Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 chính thức khai mạc tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ với nhiều hoạt động đặc sắc.
Sắp diễn ra Lễ hội Sen Hà Nội

Sắp diễn ra Lễ hội Sen Hà Nội

Nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt, UBND quận Tây Hồ sẽ phối hợp với một số đơn vị tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội từ 12 - 16/7 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.
Cháo se Hạ Mỗ - món ăn độc lạ của người dân xứ Đoài

Cháo se Hạ Mỗ - món ăn độc lạ của người dân xứ Đoài

Nhắc đến ẩm thực Xứ Đoài sẽ không thể bỏ qua món cháo se Hạ Mỗ. Món ăn dân dã đồng quê có từ thời tiền Lý, gắn với sự tích khao quân của hoàng tử Lý Bát Lang ở thành Ô Diên - Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân dưới triều hậu Lý Nam Đế.
Viện thẩm mỹ quốc tế Changwon – Viện thẩm mỹ đi đầu ngành làm đẹp tại Việt Nam

Viện thẩm mỹ quốc tế Changwon – Viện thẩm mỹ đi đầu ngành làm đẹp tại Việt Nam

Là thương hiệu Thẩm mỹ top đầu trong suốt nhiều năm qua, Viện thẩm mỹ Quốc tế ChangWon không ngừng nỗ lực trở thành đơn vị có nền móng vững chắc nhất. Đặc biệt, sở hữu công nghệ hiện đại và đắt giá hàng đầu thế giới cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, góp phần đưa ChangWon trở thành thương hiệu làm đẹp số 1 Việt Nam.
Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
Nét đẹp văn hóa của người dân Đất Tổ thể hiện qua mâm cơm tri ân Vua Hùng

Nét đẹp văn hóa của người dân Đất Tổ thể hiện qua mâm cơm tri ân Vua Hùng

Cứ vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch, du khách cả nước lại trở về Đền Hùng với lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Nhân dịp này, các gia đình người dân trên địa bàn thành phố Việt Trì (Phú Thọ) lại có dịp chuẩn bị mâm cơm dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên. Đây là nét văn hóa độc đáo thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với các tiền nhân đã có công dựng nước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động