Hà Nội: Phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản theo hướng bền vững

TH&SP Với định hướng chăn nuôi bền vững, đạt hiệu quả cao, thời gian qua chất lượng đàn bò nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được nâng cao rõ rệt, đặc biệt, việc phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn và hiệu quả. Thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục định hướng phát triển tập trung chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại những vùng gò đồi (gồm các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Quốc Oai).

Hiện nay, tổng đàn bò thịt, bò sinh sản của Hà Nội tính đến tháng 8/2020 là 130 nghìn con. Đàn bò thịt, sinh sản tại 39 xã, vùng chăn nuôi bò thịt trọng điểm là 38.307 con/18.143 hộ, trong đó bò cái sinh sản 23.233 con. 92 trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô lớn ngoài khu dân cư với tổng đàn bò 2.422 con.

Tiêu biểu có một số hộ chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản điển hình như hộ ông Vũ Kim Lâm (Thuần Mĩ - Ba Vì): 90 con; ông Trần Văn Thắng (Thọ An-Đan Phượng) chăn nuôi thường xuyên 120 con, công suất chuồng nuôi 250 con; ông Đặng Đình Hậu (Lam Điền - Chương Mỹ): 53 con.

Chăn nuôi bò thịt cao sản được xác định là hướng đi có hiệu quả, bền vững và ổn định ở ngoại thành Hà Nội

Tổng đàn bò thịt, bò sinh sản của Hà Nội đến thời điểm tháng 8/2020 là 130.000 con


Bên cạnh đó, Hà Nội có cơ cấu đa dạng với nhiều giống bò chất lượng cao như 65% bò lai Zebu, gần 30% bò lai hướng thịt (Angus, Droughmasster, Wagyu, BBB….), bò vàng địa phương còn gần 5%. Đàn bò được phát triển giống theo 3 nhóm chiến lược: Chuyên thịt (F1, F2, BBB), chuyên thịt chất lượng cao (F1 Wagyu), kiêm dụng (lai Brahaman, Chalorais, Angus…).

Hiện nay, người chăn nuôi bò thịt đã chủ động được nguồn giống cung cấp cho chăn nuôi thương phẩm của Thành phố, tạo ra nguồn giống chất lượng cao, năng suất. Cùng với đó, công tác lai tạo giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được triển khai mạnh trên địa bàn Thành phố, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đối với bò thịt đạt trên 80%. Tổng số bê sinh ra từ phương pháp hàng năm khoảng 60.000 con. Chính vì thông qua công tác lai tạo giống vật nuôi nên chất lượng đã được nâng cao, hạn chế dịch bệnh.

Tuy nhiên, Hà Nội chưa tạo thành vùng chăn nuôi bò thịt công nghệ cao, cộng với giá thành bê giống cao, bán được giá nên các hộ chăn nuôi bò khi sinh ra bê bán ngay cho các tỉnh, dẫn đến tình trạng thiếu hụt đàn bò cái nền sản xuất.

Bên cạnh đó, một số địa phương vẫn còn tập quán chăn nuôi lạc hậu, đa phần nhỏ lẻ, chưa tiếp cận, nhận thức rõ lợi ích cải tạo, nâng cao giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo mà vẫn áp dụng phương thức phối giống dẫn đến năng suất thấp, chất lượng chưa cao.

Chăn nuôi bò thịt cao sản được xác định là hướng đi có hiệu quả, bền vững và ổn định ở ngoại thành Hà Nội

Chăn nuôi bò thịt cao sản được xác định là hướng đi có hiệu quả, bền vững và ổn định ở ngoại thành Hà Nội


Bàn về vấn đề này, ông Tăng Xuân Lưu, Giám đốc Trung tâm Bò và Đồng cỏ Ba Vì cho biết, để phát triển bền vững chăn nuôi bò thịt, thành phố Hà Nội nên đi theo con đường phát triển đàn bò thịt chất lượng và làm giống. Đặc biệt, trong đó cần lưu ý 4 điểm quan trọng, trước hết là để có đàn bò chất lượng thì phải tiếp tục cải tạo đàn bò cái nền; xây dựng thương hiệu bò thịt Hà Nội thông qua tuyên truyền; đồng thời phải làm được cuộc cách mạng trong chăn nuôi bò thịt chỉ khi thành công trong cách mạng chế biến thức ăn TMR, TMF. Lúc đó, dù người nông dân không cần có ruộng vẫn hoàn toàn nuôi được bò thịt. Đặc biệt, do hiện nay xuất hiện nhiều bệnh mới và chủng mới của nhiều loại bệnh thông thường trên bò thịt nên ngành Thú y cần sát sao theo dõi, nghiên cứu them để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi bò thịt.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, trong thời gian tới Thành phố sẽ tiếp tục cải tạo, duy trì đàn bò cái nền, hạn chế tình trạng người dân bán bò sinh sản sang các tỉnh lân cận, khiến đàn bò không tăng được. Bên cạnh đó sẽ chú trọng hình thành các vùng chuyên canh cho chăn nuôi bò thịt và ứng dụng công nghệ trong chế biến thức ăn, hướng tới sản xuất thức ăn hỗn hợp TMR và TMF. Đồng thời Thành phố sẽ quan tâm hơn đến vấn đề đề xử lí môi trường; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo và đào tạo lại cho dẫn tinh viên; xây dựng thương hiệu thịt bò Hà Nội; phát triển các chuỗi thịt bò… để phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi bò thịt.

Hiện nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã định hướng vùng gò đồi (gồm các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Quốc Oai) để phát triển tập trung các sản phẩm chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Vùng bãi bồi ven sông như: Sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Tích để tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại gắn với bảo vệ vành đai xanh của Hà Nội, nuôi bò thịt chất lượng. Phấn đấu đến năm 2025 đàn bò cái sinh sản được thụ tinh nhân tạo đến 90% tổng đàn, trong đó lai tạo giống bò cao sản chiếm 45%. Đối với công tác giống bò, tăng cường phối giống theo phương pháp thụ tinh nhân tạo với giống bò thịt năng suất chất lượng cao: BBB phân ly giới tính đực, Senepol, Wagyu… để nhằm cải tiến nhanh chất lượng đàn bò.

Mai Quỳnh

Mai Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Mới đây, VASEP đã có Công văn báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản và các vướng mắc, bất cập đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản trong quý I/2024.
VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

Vừa qua, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản” với nhiều dấu ấn thành công. Chương trình không chỉ mang đến nhiều kiến thức bổ ích về an toàn vệ sinh lao động mà còn giới thiệu các kỹ thuật làm đẹp đặc biệt tại Nhật Bản để các học viên tham khảo mở rộng dịch vụ của salon, đồng thời xây dựng hình ảnh khác biệt và chuyên nghiệp trong lòng khách hàng.
Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Hiện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ngành rượu, bia trong bối cảnh thị trường còn khó khăn.
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

"Để thúc đẩy xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu thì các địa phương trong vùng cần tính toán, liên kết với nhau nhằm thống nhất phát triển các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - lâm - thủy sản thế mạnh của vùng", Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 3/2024.
Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú đang trải qua thời kỳ "phục hưng", đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng các chuyên gia như nhà phân tích Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma, người nuôi tôm hàng đầu Ấn Độ, lưu ý rằng các nhà sản xuất sẽ thật ngốc nghếch nếu loại bỏ tôm thẻ chân trắng.
Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Cây dừa đang tạo ra nguồn thu nhập cho khoảng 390.000 hộ nông dân Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế trực tiếp, cây dừa còn đóng góp lớn vào việc chống biến đổi khí hậu khi 1 ha dừa mỗi năm có thể lọc được 70 - 75 tấn CO2.
Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo các chuyên gia, ngành mây, tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Trước phản ánh của doanh nghiệp gặp khó khăn do vướng các quy định về xuất nhập khẩu dược liệu của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã có văn bản tháo gỡ vướng mắc, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế làm rõ chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu xuất khẩu có tính lưỡng dụng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động