Hà Nội: Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng hoa cho thu nhập cao

Trong năm 2021, toàn thành phố đã chuyển đổi 378,958ha từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm. Hiệu quả chuyển đổi sang trồng rau ngắn ngày cho giá trị canh tác trung bình 200-300 triệu đồng/ha/năm trở lên; mô hình trồng hoa đạt giá trị canh tác 450-480 triệu đồng/ha/năm.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu
Hà Nội: Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng hoa cho thu nhập cao
Hà Nội chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng hoa cho thu nhập cao (ảnh minh họa)

UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2021 và đăng ký kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022.

Theo đó, trong năm 2021, toàn thành phố đã chuyển đổi 378,958ha từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, trong đó: Trên đất 2 vụ lúa là 369,408 ha; trên đất 1 vụ lúa là 9,55ha. Phần lớn diện tích được chuyển đổi sang trồng các loại rau ngắn ngày, hoa ngắn ngày.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây hàng năm đã nâng hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa, tăng thu nhập cho người nông dân. Hiệu quả chuyển đổi sang trồng rau ngắn ngày cho giá trị canh tác trung bình 200-300 triệu đồng/ha/năm trở lên; mô hình trồng hoa đạt giá trị canh tác 450-480 triệu đồng/ha/năm.

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm, toàn thành phố đã chuyển đổi được 236,14ha, trong đó: Trên đất 2 vụ lúa là 219,05ha; trên đất 1 vụ lúa là 17,09ha. Phần lớn diện tích được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả như: ổi, bưởi, chuối, táo, đu đủ....

Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm đã giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân, đồng thời, chuyển đổi theo vùng giúp hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh, tập trung gắn với thị trường tiêu thụ như mô hình trồng bưởi đạt giá trị canh tác 550-700 triệu/ha/năm; mô hình trồng chuối đạt giá trị canh tác 360-345 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng táo đạt giá trị canh tác 500-600 triệu đồng/ha/năm.

Đối với chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, năm qua, thành phố chuyển đổi được 531,62ha, trong đó: Trên đất 2 vụ lúa là 377,99ha; trên đất 1 vụ lúa là 153,63ha. Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giải quyết việc làm và hạn chế tình trạng để hoang hóa đất nông nghiệp tại các vùng trũng thấp khó khăn khi trồng lúa, điển hình như các mô hình nuôi trồng thủy sản VietGAP đạt 150-170 triệu đồng/ha/vụ.

Căn cứ nhu cầu thực tiễn và hiệu quả sản xuất, năm 2022, thành phố tiếp tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là 1.888,6ha (đất 2 vụ lúa 1.524,1ha; đất 1 vụ lúa 364,6ha), trong đó: Chuyển sang cây trồng hàng năm 577,4ha; chuyển sang cây trồng lâu năm 672,4ha; chuyển sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa 638,9ha.

H.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 3 ước đạt 200.000 tấn với giá trị đạt 1,16 tỉ USD, nếu mức giá cao duy trì được trong 3 quý còn lại, cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 8 tỷ USD.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Rau quả được coi điểm sáng nhất trong xuất khẩu nhóm nông sản năm 2024. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, xuất khẩu những mặt hàng này lại giảm 3 tháng liên tiếp, các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng này kéo dài sẽ khó đạt chỉ tiêu 8 tỉ USD đã đề ra.
Để nhận lãi suất 6,2%/năm của ngân hàng này, khách hàng cần đáp ứng tiêu chí gì?

Để nhận lãi suất 6,2%/năm của ngân hàng này, khách hàng cần đáp ứng tiêu chí gì?

Khách hàng vẫn có thể nhận lãi suất tiền gửi từ 6% đến 6,2%/năm của Eximbank khi gửi tiết kiệm kỳ hạn 18-24 tháng nếu đáp ứng điều kiện để được phân hạng Khách hàng Infinite.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động