Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần khắc phục khó khăn do đại dịch

TH&SP Việc đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp nêu trên vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.



Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần khắc phục khó khăn do đại dịch


Ngày 19/6/2020, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Nghị quyết 116/2020/QH14 về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Theo đó, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.

Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và để đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Dự thảo Nghị định quy định cụ thể việc tạm nộp thuế theo quý.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp dự kiến tổng doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN năm 2020 không quá 200 tỷ đồng, doanh nghiệp xác định tạm nộp hàng quý bằng 70% số thuế TNDN phải nộp của quý.

Thực hiện đúng quy định của Nghị quyết số 116/2020/NQ14 là tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng, không phân biệt doanh nghiệp đó có đang được hưởng ưu đãi thuế hay không đồng thời việc giảm 30% số thuế TNDN theo quy định của Nghị quyết số 116/2020/NQ14 không phải là một hình thức ưu đãi thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN, dự thảo Nghị định quy định, số thuế TNDN được giảm quy định tại Nghị định này được tính trên số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2020, sau khi đã trừ đi số thuế TNDN mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Về kỳ tính thuế, để tránh vướng mắc trong thực hiện đối với trường hợp đặc thù có kỳ tính thuế lớn hơn 12 tháng nhưng nhỏ hơn 15 tháng, Dự thảo Nghị định quy định, trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập là năm 2019 hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản là năm 2021 có thời gian ngắn hơn 03 tháng được cộng với kỳ tính thuế TNDN năm 2020 để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Việc xác định tổng doanh thu và số thuế được giảm trong trường hợp này chỉ áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2020 (12 tháng).

Nghị quyết số 116/2020/QH14 có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký (ngày 19/6/2020) và áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020.

Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp được giảm thuế ngay khi tạm nộp số thuế TNDN của quý để hỗ trợ doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, Dự thảo Nghị định quy định, Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết số 116/2020/QH14 có hiệu lực thi hành và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2020.

Theo Bộ Tài chính, khi trình Quốc hội Nghị quyết về giảm thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác thì giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng, dự kiến sẽ giảm thu NSNN của năm 2020 khoảng 23.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc đề xuất giảm 30% số thuế TNDN sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp nêu trên vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là tiền đề giúp các doanh nghiệp phát triển, chuyển đổi thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn để đóng góp lại cho NSNN trong thời gian tiếp theo.

Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, xử lý thu hồi nợ thuế.

Minh Anh

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Trong khi nhiều dự báo cho thấy thị trường cá ngừ toàn cầu sẽ phục hồi, ngành cá ngừ Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức có thể kìm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023 nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.
Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tính đến ngày 20/4/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I, nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD.
Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động