Đánh giá đầy đủ tác động đối với các chính sách mới trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Sáng 14/8, tại Phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu các quy định liên quan đến đối tượng chịu thuế; thuế suất 0%; về chuyển phân bón và các máy móc thiết bị nông nghiệp từ diện không chịu thuế sang diện áp dụng thuế suất 5%...
Toàn cảnh Phiên họp chuyên đề pháp luật cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Toàn cảnh Phiên họp chuyên đề pháp luật cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Trước khi tiến hành thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Đề nghị không quy định lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng trong luật

Thảo luận tại Phiên họp, các ý kiến đánh giá cao báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý tối đa ý kiến của ĐBQH tại Kỳ họp thứ 7; đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa các quy định liên quan đến dịch vụ xuất khẩu; đối tượng không chịu thuế; Về thuế suất 0%; quy định về chuyển phân bón và các máy móc thiết bị nông nghiệp từ diện không chịu thuế sang diện áp dụng thuế suất 5%; về các trường hợp hoàn thuế…

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, nếu dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) được thông qua sẽ tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện kinh tế đất nước tiếp tục phát triển. Nhấn mạnh đây là luật chuyên ngành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đầy đủ, chặt chẽ, thấu đáo các ý kiến ĐBQH.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính, Ngân sách và cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính đã tích cực, khẩn trương tiếp thu, giải trình để báo cáo tại Phiên họp chuyên đề pháp luật và xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH trước khi hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Về một số nhóm nội dung còn quan điểm khác nhau, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đối với quy định các trường hợp không nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cần đảm bảo nguyên tắc chỉ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào trong trường hợp đầu ra là sản phẩm chịu thuế giá trị gia tăng. Việc bổ sung quy định trường hợp hàng hóa chưa được người bán kê khai nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế, nhằm kiểm soát và khắc phục tình trạng gian lận hóa đơn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu

Đối với quy định về mức doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tán thành quy định ngưỡng doanh thu trong dự thảo luật và giao thẩm quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ. Đối với ngưỡng doanh thu cụ thể chịu thuế giá tăng, đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động, để lựa chọn phương án phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội, bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Về trường hợp chịu thuế suất 0%, 5%, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan tiếp tục cân nhắc thấu đáo, đánh giá tác động, phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, từ đó lựa chọn phương án tối ưu, vừa đảm bảo lợi ích cho người sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

Đối với định hướng tăng thuế suất giá trị gia tăng lên 10%, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần bám sát định hướng tại Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; bám sát Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021 – 2030; Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025; Chiến lược cải cách thuế đến năm 2030… để xác định lộ trình, tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cân nhắc không quy định lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng trong luật, mà giao Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, quyết định…

Cân nhắc thấu đáo nếu đánh thuế giá trị gia tăng với các dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp chế xuất

Đại biểu tham dự Phiên họp
Đại biểu tham dự Phiên họp

Cho ý kiến về dịch vụ xuất khẩu tại Điều 9 dự thảo luật, nhiều ý kiến cho rằng, nếu đánh thuế giá trị gia tăng với các dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp chế xuất cần có cơ chế cho các doanh nghiệp này được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào khi xuất khẩu hoặc bán sản phẩm vào thị trường trong nước. Điều này sẽ tạo ra gánh nặng lớn về thủ tục kê khai hoàn thuế và đặc biệt là chi phí về dòng tiền nộp thuế giá trị gia tăng phát sinh cho các doanh nghiệp, nếu việc hoàn thuế không được thực hiện nhanh chóng. Với thực tế chậm chễ trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng như hiện nay, việc sửa đổi Luật cần được cân nhắc thấu đáo.

Đại biểu cho rằng, nếu chưa lường hết các tác động của chính sách, dự thảo Luật nên giữ như quy định hiện hành, đồng thời, bổ sung nội dung quy định các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuát phải bảo đảm là các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất hàng xuất khẩu và không bao gồm dịch vụ cho cá nhân hoặc không liên quan đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.

Có ý kiến đề nghị, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giữ nguyên quy định hiện hành đối với các loại hình dịch vụ xuất khẩu khác, ngoại trừ một số nội dung sửa đổi để bảo đảm chặt chẽ trong áp dụng Luật, bảo đảm đúng nguyên tắc và chuẩn mực của thuế giá trị gia tăng. Theo đó, các dịch vụ xuất khẩu phải bảo đảm là được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, bao gồm cả các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phần mềm, các sản phẩm (có nội dung số) cung cấp trên nền tảng số; văn bản dưới luật sẽ quy định chi tiết về việc xác định địa điểm tiêu dùng phù hợp với bản chất của các hoạt động, giao dịch cụ thể…

Đánh giá đầy đủ tác động đối với các chính sách mới trong dự thảo luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu gợi ý nội dung thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu gợi ý nội dung thảo luận

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH tại Kỳ họp thứ 7.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung trong dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Tuy nhiên, đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, thống nhất các nội dung trong dự thảo luật, đảm bảo ý kiến của ĐBQH, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp được tiếp tục tiếp thu, giải trình đầy đủ, thuyết phục; rà soát để đảm bảo thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, đáp ứng các yêu cầu đặt ra khi sửa đổi luật đảm bảo chất lượng dự án luật khi trình Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý, đây là dự án luật hết sức quan trọng vì có tác động liên quan đến nguồn thu ổn định lâu dài của ngân sách nhà nước; đồng thời cũng tác động đến sản xuất, tiêu dùng, xuất nhập khẩu, liên quan đến người dân và doanh nghiệp, vì vậy, cần được nghiên cứu thấu đáo hơn nữa.

Về một số vấn đề cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật, nhưng không tạo ra khoảng trống pháp lý. Luật hoá tối đa các nội dung đã được thực tế kiểm nghiệm, giảm thiểu việc giao Chính phủ, các Bộ quy định. Trường hợp để đảm bảo tính khả thi, linh hoạt trong tổ chức thực hiện, cần quy định nguyên tắc trong luật trước khi giao Chính phủ và các Bộ quy định chi tiết.

Tiếp tục rà soát các điều khoản thi hành, quy định chuyển tiếp để đảm bảo không bỏ sót, không gây vướng mắc khi luật có hiệu lực; các chính sách mới phát sinh phải đánh giá tác động đầy đủ theo quy định, đảm bảo hiệu quả, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thống nhất giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo về các trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra, nhưng được khấu trừ giá trị gia tăng đầu vào; mức, ngưỡng doanh thu hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; các trường hợp áp dụng và không áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu; việc miễn thuế hay áp dụng thuế suất 5% đối với phân bón, máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp; quy định lộ trình tăng thuế suất trong dự thảo luật…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, việc rà soát, hoàn thiện luật phải đảm bảo nguyên tắc của Hiến pháp là các khoản thu ngân sách Nhà nước do luật định, phù hợp với chủ trương của Đảng và mục tiêu, quan điểm trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế trên năm 2030 và phải cơ bản tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc đã được tổng kết, đánh giá; đồng thời thực hiện đúng quan điểm đã xác định tại oàn văn Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới…

Cần thiết sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng để giải quyết các bất cập trong thực tiễn Cần thiết sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng để giải quyết các bất cập trong thực tiễn
Bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế Bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến 31/12/2024 Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến 31/12/2024
Rà soát kỹ, đảm bảo tính khả thi của các quy định về thuế suất và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng Rà soát kỹ, đảm bảo tính khả thi của các quy định về thuế suất và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 27/03/2025 công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hình thành sau sắp xếp, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Phong trào "Bình dân học vụ số" có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển đất nước, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích các địa phương đặt tên xã mới theo tên của huyện cũ kèm theo số thứ tự để dễ dàng quản lý và cập nhật dữ liệu điện tử.
Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật.
Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Sáng 26/3, ngay sau Lễ đón chính thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Dự thảo luật dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng nhấn mạnh, Đại hội Đảng lần thứ XIV có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt.
Lý do Bộ Nội vụ dừng trình Đề án sắp xếp huyện xã theo quy định cũ

Lý do Bộ Nội vụ dừng trình Đề án sắp xếp huyện xã theo quy định cũ

Bộ Nội vụ nêu rõ, các nhiệm vụ được tạm dừng là những công việc địa phương đang thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó. Còn đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã theo kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn đang được thực hiện, không có gì thay đổi.
Lấy ý kiến nhân dân để sửa Hiến pháp trong 1 tháng

Lấy ý kiến nhân dân để sửa Hiến pháp trong 1 tháng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân để sửa Hiến pháp trong 1 tháng. Thời gian lấy ý kiến diễn ra trong tháng 5, tháng 6.
Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Bình Phước

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Bình Phước

Sáng 23/3, tại Quảng trường 23 tháng 3, thành phố Đồng Xoài, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975 - 23/3/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh và nhiều quyết sách trọng đại tại Kỳ họp thứ 9

Sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh và nhiều quyết sách trọng đại tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30/6/2025.
Đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, phát triển dựa trên dữ liệu

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, phát triển dựa trên dữ liệu

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, sự ra đời của Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng, sẽ là "cánh tay nối dài" của Đảng, Nhà nước, là "ngọn cờ tiên phong" trong việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW, đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, phát triển dựa trên dữ liệu.
Đề xuất sửa Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Đề xuất sửa Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
Cần xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn

Cần xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn

Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo tiếp tục tăng nhưng chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam hiện còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho nhu cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.
Huyện Tân Hồng và huyện Tam Nông đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Hồng và huyện Tam Nông đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 21/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định số 654/QĐ-TTg và 655/QĐ-TTg công nhận huyện Tân Hồng và huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Steven David Daines

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Steven David Daines

Ngày 20/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Steven David Daines.
Ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Hoàn thành sáp nhập cấp xã trước 30/6, cấp tỉnh trước 30/8

Hoàn thành sáp nhập cấp xã trước 30/6, cấp tỉnh trước 30/8

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Nếu một rừng thủ tục thì không làm được"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Nếu một rừng thủ tục thì không làm được"

Nhấn mạnh trọng tâm là cải cách hành chính, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan hành chính phải chuyển trạng thái từ xử lý công việc cho người dân, doanh nghiệp sang phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Kinh tế tư nhân đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội: Sau khi sửa Hiến pháp mới xem xét bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh

Chủ tịch Quốc hội: Sau khi sửa Hiến pháp mới xem xét bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang đi vào giai đoạn thứ hai, chuẩn bị tiến hành sắp xếp bộ máy cấp xã; sau khi tiến hành sửa đổi Hiến pháp mới đi vào nghiên cứu xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.
Số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sáp nhập đã được làm rõ

Số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sáp nhập đã được làm rõ

Ngày 16/3, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.
Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4-1/5

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4-1/5

Trong tháng 4, công chức, viên chức, người lao động sẽ có 8 ngày nghỉ lễ gồm 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5.
Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, dự thảo Báo cáo chính trị lần này đã nêu ra nhiều điểm mới, bám sát yêu cầu của thực tiễn, một số nội dung đã được làm rõ, song vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, luận giải để hoàn thiện nhằm hoạch định chủ trương, đường lối trong giai đoạn tới.
Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Sáng 15/3, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã họp phiên thứ nhất để lên khung chương trình, các nhiệm vụ, quan điểm, mục tiêu, định hướng chính xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị.
Cuộc truy kích trên Đường số 7 trong chiến dịch Tây Nguyên

Cuộc truy kích trên Đường số 7 trong chiến dịch Tây Nguyên

Cách đây 50 năm, cuộc truy kích trên Đường số 7 của quân giải phóng đã đập tan kế hoạch rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên về cố thủ đồng bằng duyên hải Trung Bộ của quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc với đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn; đồng thời nhận thấy, dự án Luật đã được xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động