Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày Ai không nên ăn sách bò? Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ trung niên |
Gan lợn là một thực phẩm bổ dưỡng. |
Giá trị dinh dưỡng của gan lợn
Gan lợn là một thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong thành phần gan lợn có nhiều protein, sắt, các vitamin nhóm B, D, A, acid folic, nicotinic,... Theo các nghiên cứu, hàm lượng vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần trong thịt, cá, trứng, sữa, ... Chính vì vậy, gan lợn có tác dụng tốt với mắt như làm sáng mắt, chữa mỏi mắt, khô mắt và giúp duy trì sự sinh trưởng tốt nhất của mắt. Với trẻ em, gan lợn giúp tăng cường sức đề kháng, tốc độ tăng trưởng và phát triển.
Thêm vào đó, gan lợn có chứa các loại men tiêu hóa, men thải độc, ... nên có tác dụng tốt với người thiếu máu, mù màu, còi xương, ... Hàm lượng vitamin C và selen cao trong gan lợn giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa. Lượng collagen dồi dào trong gan lợn có thể làm chậm quá trình lão hóa của làn da, đem lại sự mịn màng, săn chắc cho da. Ngoài ra, gan lợn là thực phẩm bổ sung sắt tốt cho người thiếu máu, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, suy nhược, ...
Ăn gan lợn có tốt không?
Gan lợn là thực phẩm tốt cho cơ thể nhất là người thiếu máu, suy nhược cơ thể. Gan lợn chế biến được nhiều món khác nhau như xào, nấu cháo, luộc.
Loại thực phẩm này có tác dụng bồi bổ sức khỏe vì hàm lượng dinh dưỡng cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 100g gan lợn chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 6.000mcg vitamin A. Ngoài ra, gan lợn còn chứa nhiều thành phần vitamin nhóm B, D, nicotilic, axit folic…
Trong đó, vitamin A rất tốt cho cơ thể, không chỉ bảo vệ mắt mà còn giúp tế bào hoạt động trơn tru, tăng cường hệ miễn dịch.
Sắt là yếu tố tốt cho trẻ nhỏ, phụ nữ. Phụ nữ mỗi tháng cần bổ sung sắt do quá trình kinh nguyệt gây thiếu sắt.
Một số lưu ý khi sử dụng gan lợn
Nhiều người cho rằng ăn gan lợn là nạp thêm chất độc vào cơ thể vì gan là cơ quan thải độc nên sẽ chứa nhiều chất độc hại. Trên thực tế, độc tố đi qua gan lợn sẽ được chuyển hóa và đào thải ra ngoài qua phân, nước tiểu. Ăn gan lợn có tốt không còn phụ thuộc vào cách lựa chọn, chế biến, số lượng và đối tượng sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng gan lợn:
Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim không nên ăn các loại phủ tạng.
Khi mua gan, nên chọn mua những lá gan lợn khỏe mạnh, có màu tươi sáng, mềm mượt, đàn hồi. Không lựa chọn những lá gan có màu bất thường (tím sẫm, vàng, có đốm trắng, ...), bề mặt có nốt sần, có mùi hôi, nhẽo, chảy nước khi ấn vào.
Chế biến gan lợn: Nên ngâm gan lợn trong nước muối 10 – 30 phút và rửa sạch kỹ trước khi chế biến. Bóp hết lượng máu đọng trong miếng gan vì chúng có thể chứa độc tố mà gan chưa kịp đào thải. Sau đó, bóc lớp màng trên bề mặt gan lợn. Nấu chín gan lợn để loại bỏ các mầm bệnh có thể có như ký sinh trùng, virus gây bệnh, ...
Không nên chế biến gan lợn với những loại rau củ giàu vitamin C (rau cần, cải xoăn, giá đỗ, ...) vì vitamin C không ổn định trong dung dịch trung tính và tính kiềm. Đặc biệt khi có mặt các vi chất như đồng, sắt thì vitamin C càng dễ bị oxy hóa. Vì vậy, khi nấu chung gan lợn và các loại rau củ này sẽ làm mất hết giá trị dinh dưỡng của rau củ.
Gan lợn là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nếu được sử dụng đúng cách, đúng mục đích sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu sử dụng gan lợn sai cách, sai đối tượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm bệnh nặng hơn.