Thanh niên 22 tuổi ở Bắc Ninh hôn mê sâu do viêm màng não mô cầu Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi Bé trai viêm xoang mủ, bác sĩ gắp ra "cả tá" dị vật trong mũi |
Anh N.H.A.T (20 tuổi, quê Long An) gần đây thường xuyên gặp các triệu chứng như đau vùng thượng vị, tiêu chảy kéo dài, mệt mỏi và chán ăn. Đáng lo ngại, anh phát hiện có các đốt sán xuất hiện trong phân sau khi đi vệ sinh, thậm chí sán còn chui ra từ hậu môn khi đang ngủ.
Lo lắng về tình trạng sức khỏe, anh T. đã tự ý mua thuốc không rõ loại về uống, tuy nhiên các triệu chứng không thuyên giảm. Trước nguy cơ bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng, gia đình đã nhanh chóng đưa anh đến một bệnh viện đa khoa địa phương để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngày 5/4, bác sĩ chuyên khoa I Trương Minh Hiếu – Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An – cho biết sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành nội soi đại trực tràng. Qua quan sát, phát hiện trong hồi tràng có ký sinh trùng màu trắng, gồm nhiều đốt sán đang cư trú.
Trong quá trình nội soi, các bác sĩ bắt đầu kéo sán ra. Tuy nhiên, phần đầu của con sán bám rất chắc, gây khó khăn trong việc loại bỏ hoàn toàn. Khi kéo được một đoạn, thân sán bị đứt. Dù vậy, ê-kíp y tế vẫn kiên trì và thực hiện từng thao tác một cách khéo léo để lấy trọn vẹn phần còn lại. Cuối cùng, một con sán dài gần 1 mét đã được lấy ra thành công.
![]() |
Con sán dây dài 1 mét được lấy ra khỏi người nam bệnh nhân ẢNH: BSCC |
Bệnh nhân cho biết có thói quen ăn đồ tái, sống – đây được bác sĩ nhận định là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm sán dây.
Sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh được kê đơn thuốc và được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như các biện pháp phòng tránh tái nhiễm.
Bệnh sán dây có tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dao động từ 0,5% đến 12%. Trong đó, phần lớn các ca nhiễm là sán dây bò (chiếm khoảng 70–80%), còn lại 10–20% là sán dây lợn. Đáng chú ý, mỗi đốt sán khi già và rụng ra ngoài có thể chứa tới 50.000 trứng, tiềm ẩn nguy cơ lây lan rất lớn nếu không được xử lý đúng cách.
Nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiễm sán dây chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn thực phẩm tái, sống như bò cuốn lá cải, thịt tái chanh, phở tái, lẩu chưa chín kỹ…
![]() |
Nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiễm sán dây chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn thực phẩm tái, sống. (Ảnh minh họa) |
Khi nhiễm sán, người bệnh thường có các biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, đau bụng âm ỉ kéo dài, cảm giác khó chịu, bứt rứt ở đường ruột.
Khi trứng sán xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ nở thành ấu trùng, sau đó phát triển thành sán trưởng thành trong ruột non, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ấu trùng sán dây đặc biệt nguy hiểm khi di chuyển và làm tổ ở các cơ quan quan trọng như não, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như động kinh hoặc liệt. Nhìn chung, khi giun sán xâm nhập vào cơ thể, chúng chiếm đoạt chất dinh dưỡng, khiến người bệnh hấp thu kém, dẫn đến suy nhược, gầy yếu và chậm phát triển.
Dù có thể điều trị bằng phác đồ đặc hiệu, người bệnh vẫn đối mặt với nguy cơ tái nhiễm nếu không thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống.
Để phòng bệnh, nên ăn chín uống sôi, không ăn uống thực phẩm sống, tái. Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. Vệ sinh tay đúng cách, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
![]() |
![]() |
![]() |