Hà Tĩnh: Trồng khoai lang thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao Khoai lang Lệ Cần – Sản vật quý của núi rừng Tây Nguyên Nông dân Nghệ An thu 90 triệu đồng/ha từ khoai lang đỏ |
Những đặc điểm về khí hậu, thổ nhưỡng tương đối thuận lợi cho tỉnh Đồng Tháp phát triển sản phẩm nông nghiệp toàn diện. Trong đó, khoai và sản phẩm chế biến từ khoai là một trong những mặt hàng mang lại nguồn thu nhập ổn định và có giá trị cao. Do đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đã đưa khoai lang vào danh mục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Khoai và sản phẩm từ khoai là một trong những mặt hàng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tỉnh Đồng Tháp |
Diện tích trồng khoai lang toàn tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 4.500 ha, sản lượng hằng năm đạt hơn 100.000 tấn. Trong đó, khoai lang được trồng chủ yếu tại huyện Châu Thành, diện tích canh tác đạt khoảng 3.000 ha/năm. Vụ khoai lang Đông Xuân 2019/20, huyện Châu Thành xuống giống hơn 73 ha giống khoai lang tím Nhật, năng suất bình quân 25 tấn/ha, sản lượng đạt 18.250 tấn.
Gần đây, khoai lang được nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành canh tác với tổng diện tích canh tác hàng năm khoảng 3.000ha, tập trung nhiều ở các xã: Tân Phú, Phú Long và Hòa Tân. Trong vụ khoai lang đông xuân 2019 - 2020, nông dân huyện Châu Thành xuống giống hơn 73ha giống khoai lang tím Nhật, năng suất bình quân 25 tấn/ha, sản lượng đạt 18.250 tấn.
Mặc dù sản phẩm mang lại giá trị kinh tế ổn định nhưng thị trường tiêu thụ mặt hàng khoai chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước và chỉ xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc và Campuchia. Trong khi đó, khoai lang, khoai môn vẫn đủ khả năng tiếp cận các thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... Tuy nhiên, để mặt hàng này xuất khẩu sang các thị trường khó tính, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, khoai lang, khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao, tiềm năng thị trường đối với các sản phẩm chế biến là rất lớ |
Để giải quyết bài toán “được mùa mất giá”, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng các mô hình sản xuất thông minh, an toàn, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất để nâng cao giá trị cho sản phẩm từ khoai. Mục tiêu của tỉnh là hướng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu khoai sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…
Đối với các thị trường khó tính, để sản phẩm khoai của Việt Nam đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc áp dụng công nghệ xử lý và bảo quản khoai sạch là vô cùng cần thiết.
Trên địa bàn huyện Châu Thành, nhiều công ty và doanh nghiệp đã liên kết với các hợp tác xã để thu mua khoai lang cho người dân. Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp (xã Hòa Tân, huyện Châu Thành) đã ký kết thu mua sản phẩm khoai lang của Hợp tác xã nông sản An Hòa, xã Hòa Tân, sản lượng 2 tấn khoai thương phẩm/ngày dùng để chế biến thành sản phẩm khoai lang sấy giòn. Sản phẩm khoai lang sấy giòn ngày càng được thị trường ưa chuộng và là mặt hàng chủ lực của Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng hướng đến xuất khẩu.
Bên cạnh khoai lang, khoai môn cũng được phát triển ở Đồng Tháp |
Với ưu điểm là thời gian bảo quản lâu, được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng, các doanh nghiệp đã nghiên cứu nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ khoai như: bột dinh dưỡng từ khoai, khoai sấy, khoai chế biến chân không, sữa khoai, rượu khoai, miến khoai. Điều này góp phần tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cao, tạo sức cạnh tranh hàng nông sản tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Để mở rộng thị trường tiêu thụ khoai, tỉnh Đồng Tháp đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp với nông dân trồng khoai. Đồng thời, tỉnh tiếp tục đa dạng các sản phẩm từ khoai lang gắn với các chương trình giới thiệu quảng bá sản phẩm chủ lực của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - ông Lê Minh Hoan, để nâng cao hơn nữa giá trị cho sản phẩm khoai, ngành nông nghiệp, địa phương cần phối hợp với các chuyên gia, viện trường thống nhất quy trình sản xuất khoai tối ưu hóa từ khâu đầu vào đến sản phẩm đầu ra nhằm tiết kiệm chi phí thấp nhất để nâng cao giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng về việc sản xuất khoai theo hướng an toàn, hữu cơ cho nông dân. Nhà nước sẽ đóng vai trò hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ khoai lang...