Năm 2023, giá đường đang trở về giá trị thực Ngành mía đường có dấu hiệu hồi phục sau thời gian dài ảm đạm 7 doanh nghiệp trúng thầu nhập 121.000 tấn đường |
Khoảng 60% lượng đường mía vẫn trong kho. |
Nguồn cung đường mía đang dồi dào
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, niên vụ sản xuất đường 2023 – 2024 đã kết thúc từ tháng bảy, sản lượng đạt gần 11 triệu tấn mía, tăng 113% và sản xuất được 1,15 triệu tấn đường các loại, tăng 122% so với cùng kỳ năm trước.
Theo tính toán của VSSA, nhu cầu đường mía trên thị trường trong nước không cao, chỉ tương đương nhu cầu năm 2023. Năm 2023, tổng nhu cầu đường trong nước là 1,3 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước 935.104 tấn, nhập khẩu chính ngạch 369.914 tấn, theo VSSA.
Nhu cầu không cao, nguồn cung dồi dào đã đẩy các nhà sản xuất vào tình trạng tồn kho lớn. Đầu tháng 8, khoảng 60% lượng đường mía sản xuất của vụ 2023/2024 vẫn trong kho của các nhà máy đường.
Đầu ra của các nhà máy đường khó khăn không chỉ tác động lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà máy đường mà còn ảnh hưởng đến “thu nhập” của nông dân trồng mía, theo VSSA.
Hai tuần trước, Bộ Công thương chốt hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2024. Tổng lượng đường năm 2024 được phân giao theo phương thức đấu giá là 121.000 tấn trên tổng lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là 126.000 tấn, chiếm tỷ lệ 96,03%.
Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024 ghi nhận 7 thương nhân đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024 phân giao theo phương thức đấu giá có hồ sơ và phiếu bỏ giá đầy đủ, hợp lệ.
Kết quả phân giao như sau: Công ty Đường Việt Nam: 20.000 tấn; Đường Quảng Ngãi: 20.000 tấn; Mía đường Lam Sơn: 20.000 tấn; Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa: 20.000 tấn; Hàng tiêu dùng Biên Hòa: 20.000 tấn; Xuất nhập khẩu AgriS Ninh Hòa: 20.000 tấn và Mía đường Sông Lam: 1.000 tấn.
Công ty mía đường thận trọng lập mục tiêu kinh doanh
Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu LSS của Mía Đường Lam Sơn từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView) |
Trong bối cảnh giá đường trong nước đang có xu hướng giảm trở lại, Mía Đường Lam Sơn (mã cổ phiếu LSS - sàn HoSE) lập kế hoạch kinh doanh niên độ 2024 - 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 2.700 tỷ đồng và lãi trước thuế 145 tỷ đồng, đi ngang so với niên độ trước.
Về sản lượng, công ty đặt mục tiêu đạt trên 700.000 tấn mía nguyên liệu và chất lượng mía tăng 5% so với niên độ trước. Đồng thời, công ty cho biết sẽ căn cứ vào năng lực và tình hình thực tế để cân đối sản lượng đường thô nhập khẩu phù hợp vào chế luyện.
Mía Đường Lam Sơn đặt mục tiêu sản lượng đường sản xuất các loại đạt 126.400 tấn và sản lượng tiêu thụ đạt 115.000 tấn trong niên độ tài chính 2024 - 2025.
Nhằm chuẩn bị cho kịch bản giá đường giảm trở lại, trong niên độ 2024 - 2025, Mía Đường Lam Sơn sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà máy đường Organic bằng cách đầu tư vào hệ thống thiết bị và công nghệ, quản lý chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động; đồng thời tăng đầu tư vào Nhà máy Lavina nhằm đa dạng hóa tệp sản phẩm cạnh đường và sau đường.
Ngoài ra, Mía Đường Lam Sơn cũng sẽ tập trung giải quyết các thủ tục giao đất, cho thuê đất giai đoạn 1 tại Dự án Công viên sinh thái tre luồng Thanh Lam; hoàn thiện các công việc cần thiết để từng bước hoàn thiện dự án Trung tâm chế biến nông sản thực phẩm Lam Sơn, Thiệu Hóa và dự án nông nghiệp công nghệ cao.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, Mía Đường Lam Sơn dự kiến trả cổ tức niên độ 2023 - 2024 với tỷ lệ 12%, gồm 5% tiền mặt và 7% cổ phiếu, tương ứng với cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20.000 đồng cổ tức và 7 cổ phiếu mới. Công ty dự kiến sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu vào quý 1 - quý 2/2025.
Trong niên độ 2023 – 2024, Mía Đường Sơn La ghi nhận doanh thu đạt 2.692 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 143,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 49% và 262% so với kết quả đạt được trong niên độ trước. Qua đó, hoàn thành 122% kế hoạch doanh thu và 136% kế hoạch lãi cả năm nay.
Nguồn cung tăng gây áp lực giảm lên giá đường |
Nỗi lo của ngành mía đường |
Tăng cường kiểm tra, giám sát đường mía nhập khẩu |