Nỗi lo của ngành mía đường Giá đường phục hồi theo đà tăng của giá dầu thô Giá đường bất ngờ bật tăng sau một tuần sụt giảm |
Năm 2023, giá đường đang trở về giá trị thực |
Giá đường thế giới và Việt Nam đang trong đà tăng khi thế giới lo ngại thời tiết xấu sẽ ẩnh hưởng tới sản lượng.
Tính đến ngày 11/10, giá đường thô thế giới đạt mức 26,6 US Cent/pound, gần chạm đỉnh 12 năm do lo ngại nguồn cung bị thiếu hụt. Mức giá này cao hơn 44% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở thị trường nội địa, do ảnh hưởng từ giá đường thế giới, hiện nay giá đường tiêu dùng trong nước lên mức xấp xỉ 28.000 đồng/kg. Đường phục vụ sản xuất cũng tăng mạnh lên 22.000 - 23.000 đồng/kg.
Trong tháng 6/2023, ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ ép mía 2022 - 2023. Sản lượng kết thúc vụ đã ép được 9.645.456 tấn mía, sản xuất được 935.104 tấn đường các loại. So sánh với vụ ép mía 2021 - 2022 sản lượng mía ép đạt 128% và sản lượng đường đạt 125%.
So sánh với vụ ép mía 202 – 2021, sản lượng mía ép đạt 143% và sản lượng đường đạt 136%. Sự tăng trưởng sản xuất trong hai vụ liên tiếp cho thấy ngành mía đường Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể dưới tác dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại mà nhà nước Việt Nam đã áp dụng từ năm 2021. Tuy nhiên, diễn biến giá đường Việt Nam so với các nước lân cận trong 6 tháng đầu năm cũng cho thấy giá đường Việt Nam luôn ở mức thấp nhất. Như vậy, trong vụ ép 2022 - 2023, ngành đường Việt Nam đã xuất sắc thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía đến mức tương đương với các nước trong khu vực trong khi vẫn giữ giá đường ở mức thấp nhất.
Số liệu: Hiệp hội Mía đường Việt Nam (H.Mĩ tổng hợp) |
Niên vụ 2023 - 2024, dự kiến còn 25 nhà máy đường hoạt động, bằng số nhà máy hoạt động trong vụ 2022 - 2023, với tổng công suất thiết kế là 122.200 tấn mía/ngày. Theo báo cáo của các Nhà máy đường dự kiến còn hoạt động, kế hoạch sản xuất niên vụ 2023 - 2024 sẽ có tăng trưởng so với vụ 2022 - 2023 với diện tích mía thu hoạch (ha) 159.159 ha tăng 112%; sản lượng mía chế biến 10.560.399 tấn tăng 109%; sản lượng đường 1.026.719 tấn tăng 110%.
Để bổ sung thêm lượng đường trong nước, ngày 6/10/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2575/QĐ-BCT về lượng và phương thức phân giao hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2023, Quyết định số 2576/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá.
Trả lời trên chuyên trang của Tạp chí Doanh nhân, ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, mặc dù giá đường năm 2023 tăng mạnh nhưng mặt hàng mới chỉ nằm bên trên giá thành sản xuất một chút.
“Trong suốt nhiều năm giá đường của Việt Nam và trên thế giới giao dịch ở mức thấp, dưới giá thành sản xuất. Đến năm 2023, giá đang trở về giá trị thực. Dù tăng mạnh thời gian qua, giá mới chỉ cao hơn chi phí sản xuất một chút”, ông Lộc nói.
“Giá đường từ đầu năm đến nay tăng mạnh. Việc giá có duy trì được đà tăng này trong thời gian tới hay không là điều khó đoán. Theo theo góc nhìn của những người sản xuất đường lâu năm, tôi cho rằng giá tăng càng cao thì xuống càng mạnh. Giá cao thì người dân nhiều vùng bắt đầu đồ xô trồng mía, áp lực nguồn cung tăng lên. Đây mới là điều đáng ngại”, ông Lộc nói.
Hồi cuối tháng 8, Hiệp hội Mía đường Việt Nam khuyến cáo các hội viên sản xuất tham gia bình ổn thị trường bằng cách đưa đường ra thị trường theo yêu cầu sử dụng.
Đồng thời hiệp hội kêu gọi doanh nghiệp giữ giá bán đường hiện nay là mức giá hợp lý đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, không để giá đường tăng thêm nữa nhằm hài hoà lợi ích các bên.