Dầu cọ được biết đến với công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng có một số ý kiến trái chiều về nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe con người. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết nhất về dầu cọ như: Dầu cọ là gì? Công dụng của dầu cọ ra sao? Hay tác hại của dầu cọ là gì?
Dầu cọ là một loại dầu thực vật hữu ích có nguồn gốc từ quả của cây cọ dầu (Nguồn:Internet)
Giới thiệu về dầu cọ
Chủ yếu mọc ở Malaysia và Indonesia, dầu cọ là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ từ cây cọ dầu. Do chúng chứa nhiều hàm lượng Caroten và Vitamin E, dầu cọ thô sau khi ép có màu vàng - đỏ sậm. Bởi giá thành, chất lượng cũng như độ kết dính mà nó mang lại, quả cọ trở thành nguyên liệu lý tưởng đối với ngành chế biến thực phẩm và mỹ phẩm, nhờ vào thành phần giá trị dinh dưỡng như sau:
- Lượng calo: 114
- Chất béo: 14 gram
- Chất béo bão hòa: 7 gram
- Chất béo không bão hòa đơn: 5 gram
- Chất béo không bão hòa đa: 1,5 gram
- Vitamin E: 11% RDI (RDI: lượng khuyến nghị hằng ngày)
- Ngoài ra, trong dầu cọ còn có các chất màu đỏ cam là các chất carotenoid và các tiền vitamin A (beta-carotene) có vai trò chống oxy hóa rất hiệu quả.
Dầu cọ có tác dụng gì?
Tốt cho sức khỏe não bộ
Một tác dụng của dầu cọ mà bạn có thể thấy hứng thú là loại dầu ăn này khá tốt cho não bộ. Dầu cọ chứa tocotrienols, một dạng vitamin E với công dụng chính là chống lại quá trình oxy hóa và bảo vệ sức khỏe não bộ rất hiệu quả.
Các nghiên cứu trên động vật và người cho thấy tocotrienol trong dầu cọ có tác dụng bảo vệ các chất béo không bão hòa trong não bộ nên giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, mất trí nhớ và giảm rõ rệt nguy cơ đột quỵ và tổn thương não.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Dầu cọ có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, gây đột quỵ, đau tim do làm giảm được lượng cholesterol LDL xấu và gia tăng lượng cholesterol HDL tốt. Do đó, sử dụng dầu cọ sẽ tạo ra sự cân bằng lành mạnh, đảm bảo hệ thống tim mạch hoạt động khỏe mạnh.
Giải pháp trong làm đẹp
Toctrienols, đây là hoạt chất giúp chống lại phát triển của các gốc tự do, nhờ vậy mà quá trình oxy hóa được ngăn chặn hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng dầu cọ cho làn da căng mịn, trắng sáng, giảm bớt sự xuất hiện của các nếp nhăn; làm mềm, mờ các vết sẹo; bảo vệ da, chống lại những tác động xấu của ánh nắng mặt trời lên da; giúp mái tóc đen óng, chắc khỏe, giảm bớt rõ rệt tình trạng rụng tóc.
Dầu cọ được sử dụng trong làm đẹp (Nguồn:Internet).
Tốt cho thị lực
Beta-carotene là thành phần cực kỳ quan trọng nhằm cải thiện thị lực. Chất chống oxy hóa, được tìm thấy trong dầu cọ, hoạt động như 1 cơ chế phòng thủ mạnh mẽ cho cơ thể, có lợi cho quá trình chuyển hóa tế bào. Sử dụng dầu cọ thay thế cho các loại dầu khác có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Nguy cơ tiềm tàng trong việc sử dụng dầu cọ
Không thể phủ nhận tác dụng của dầu cọ, thế nhưng việc tiêu thụ loại dầu này vẫn mang đến một số điểm trừ lớn. Trong thành phần của dầu cọ có chứa acid palmitic – một thành phần có nguy cơ tích tụ trong cơ thể rất cao nên tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu và các bệnh ung thư. Nếu sử dụng quá nhiều, lượng cholesterol xấu trong máu sẽ tăng, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, bởi giá thành thấp, khả năng chống ôxy hóa cao khiến thức ăn lâu bị ôi thiu, kéo dài hạn sử dụng mà không cần phải sử dụng chất bảo quản, do đó dầu cọ rất được ưa chuộng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Điều này dẫn đến hệ luỵ là người tiêu dùng có thể tiêu thụ quá nhiều thứ chất béo tự nhiên này mà không hay biết.
Theo lời khuyên của các chuyên gia về sức khoẻ, dầu cọ chỉ phát huy tối đa thế mạnh là loại tinh dầu có nguồn gốc 100% tự nhiên của nó khi được sử dụng để chăm sóc bên ngoài cơ thể như chăm sóc và phục hồi hư tổn trên da, tóc... Nhưng khi tiêu thụ dầu cọ như một loại thực phẩm thì những nguy cơ tác hại đối với sức khoẻ con người là rất khó kiểm soát.
Theo Voh.com.vn