Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore ký thỏa thuận 11 tỷ USD Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Singapore ngày càng gắn bó Hiệp định RCEP tạo hiệu ứng tích cực cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam |
Bức tượng Merlion đặc trưng của quốc đảo Singapore |
Các nhóm hàng xuất khẩu đáng chú ý với kim ngạch hàng trăm triệu USD như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 795,53 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 571,2 triệu USD; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh đạt 385,58 triệu USD…
Chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ “đảo quốc sư tử” đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng 13,46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xăng dầu là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất với 960.508 tấn, kim ngạch 978,7 triệu USD. Từ nhiều năm qua, Siangpore là thị trường nhập khẩu quan trọng đối với nhóm hàng này.
Các nhóm hàng nhập khẩu lớn khác như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 457,9 triệu USD; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh đạt 304,64 triệu USD; sản phẩm khác từ dầu mỏ đạt 300,7 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu 261,7 triệu USD…
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu nên khoảng cách nhập siêu của Việt Nam được thu hẹp từ mức hơn 300 triệu USD trong 9 tháng đầu năm ngoái, xuống còn hơn 200 triệu USD trong cùng kỳ năm nay.
Thương mại Việt Nam- Singapore tăng trưởng khả quan |
Ở một diễn biến khác, đã có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022. Theo đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,75 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 3,8 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,9 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư.
Tuy nhiên, nếu tính theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất trong 9 tháng năm 2022 (chiếm 21,4% số dự án mới, 36% số lượt điều chỉnh và 35% số lượt GVMCP).
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng đầu năm 2022. TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,96 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2021. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,7 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn, tăng trên 58% so với cùng kỳ. Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,78 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng vốn và tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Nếu xét về số dự án mới, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (41,8%), số lượt GVMCP (66,6%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (14,8% sau Hà Nội là 18,4%).
Tính lũy kế đến ngày 20/9/2022, cả nước có 35.725 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên trên 431,5 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 267 tỷ USD, bằng 61,9% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Doanh nghiệp Singapore tìm nhà cung cấp mặt hàng chuối và thanh long |
Thương mại song phương Việt Nam - Singapore đạt gần 706 triệu USD |
Khuyến khích Singapore đầu tư vào lĩnh vực mới |