Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê Thị trường cà phê có tuần tăng giá thứ hai liên tiếp Nhận diện những yếu tố quan trọng tác động giá cà phê tháng 9/2024 |
Thu hái cà phê. |
Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục giữ ổn định. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 121.700 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk đi ngang, đạt 121.900 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng cũng đi ngang, đạt 121.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Gia Lai giữ ổn định ở mức 121.900 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông cũng giữ ổn định ở mức 122.100 đồng/kg, là giá thu mua cà phê cao nhất tại khu vực Tây Nguyên hôm nay.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 3/9/2024 lúc 4h30 giảm, mức giảm 4.197- 4.700 tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 4.700 USD/tấn (giảm 248 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 4.489 USD/tấn (giảm 240 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 4.309 USD/tấn (giảm 221 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 4.197 USD/tấn (giảm 215USD/tấn).
Giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 3/9/2024 sắc đỏ chiếm ưu thế, mức giảm từ 2.95 -3.55 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 là 244.05 cent/lb, giảm 1.43 %; kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 242.10cent/lb (giảm 1.26%); kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 239.85 cent/lb (giảm 1.21 %) và kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 237.00 cent/lb, giảm 1.25 %.
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 3/9/2024 tăng. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 298.60 USD/tấn; kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 292.65 USD/tấn (tăng 0.03%); kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 292.00 USD/tấn tăng 0.15 %) và giao hàng tháng 5/2025 là 293.05 USD/tấn.
Cà phê chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ EUDR
Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực từ 31/12. |
Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực từ 31/12/2024. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ những sản phẩm không gây phá rừng và hợp pháp mới được nhập khẩu vào thị trường EU.
Trong 7 nhóm mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào EU nếu quá trình sản xuất gây mất rừng, Việt Nam có 3 nhóm hàng bị tác động chính, đó là gỗ, cao su và cà phê. Trong đó, cà phê chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ EUDR vì chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu, khoảng hơn 1,1 tỷ USD.
Theo Ricardo Dos Santos, giám đốc cấp cao của nhà cung cấp cà phê Riccoffee (Anh), các nhà rang xay ở châu Âu đang sốt sắng mua tích trữ cà phê để đề phòng sự thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra trong quý đầu tiên của năm 2025. Điều này giúp cà phê Robusta tăng mạnh gần ngàn USD trong tháng 8/2024.
Tại Việt Nam, để đáp ứng EUDR, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco) đã sớm triển khai hàng loạt biện pháp thu thập dữ liệu vùng trồng và các thủ tục pháp lý liên quan. Đến nay, sau 9 tháng nỗ lực, Công ty đã được trao 2 chứng nhận của Tổ chức 4C, đối với 2 vùng trồng đáp ứng tiêu chuẩn EUDR, tổng diện tích 9.500 ha, sản lượng trên 35.000 tấn/năm.
Ông Lê Đức Huy - Tổng giám đốc Simexco cho biết, phát triển các vùng nguyên liệu cà phê bền vững đã được doanh nghiệp triển khai từ sớm. Sau 15 năm, doanh nghiệp đã hợp tác với 40.000 hộ, xây dựng vùng liên kết trên 50.000 ha, sản xuất trên 100.000 tấn cà phê mỗi năm. Việc thực hiện sản xuất bền vững giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với các quy định của EUDR.
“Hàng năm, chúng tôi xuất khẩu một lượng cà phê khá lớn, từ 50.000-70.000 tấn vào thị trường châu Âu. Hiện nay, chúng tôi đã chuẩn bị tất cả các số liệu để đáp ứng được các quy định của châu Âu về sản xuất cà phê không gây mất rừng. Khi có hướng dẫn cụ thể của Liên minh châu Âu cùng với của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn là nơi đầu mối thì chúng tôi có thể ráp vào theo các quy định này”, ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Phát triển nông nghiệp bền vững Simexco cho biết.