Lao đao vì đường nhập lậu, ngành mía đường cầu cứu khẩn Phú Yên: Tạm giữ 79 tấn đường cát không rõ nguồn gốc xuất xứ Quảng Trị: Tạm giữ 07 tấn đường cát nhập lậu |
Theo dõi thông tin ngành mía đường Việt Nam trong năm qua có thể thấy lượng mía nhập khẩu vào Việt Nam qua các tỉnh biên giới thuộc miền Trung - Nam có khối lượng lớn và tăng đáng kể so với cùng kỳ 2021.
Về nguồn gốc và quy mô đường nhập lậu, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, đến nay đã có thể khẳng định đường nhập lậu vào Việt Nam có nguồn gốc từ Thái Lan. Đường nhập lậu và bán phá giá nguồn gốc từ Thái Lan với khối lượng lớn và giá rẻ đã gây thiệt hại nhiêm trọng đến ngành sản xuất mía đường trong nước.
Để ngăn chặn tình trạng này, ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức tới 47, 64% đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam.
Cũng theo VSSA, sau khi bị áp thuế chống bán phá giá, đường mía Thái Lan đã tìm cách “chảy” vào Việt Nam theo hình thức thay đổi nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể, đã có hiện tượng giả mạo bao bì, đổi nhãn mác từ đường Thái Lan sang đường của 5 quốc gia ASEAN gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar trước khi nhập khẩu vào Việt Nam để trốn thuế chống trợ cấp, chống bán phá giá.
Sau khi có kết quả điều tra và xác định từ Cục Phòng vệ thương mại, ngày 1/8/2022, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 1514/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu vào Việt Nam từ 5 nước ASEAN có nguồn gốc nguyên liệu của Thái Lan.
VSSA nhận định, trước bối cảnh nhập khẩu chính ngạch tiếp tục trở nên khó khăn, có thể dễ dàng đoán được đường mía Thái Lan đang và sẽ tiếp tục “tràn” vào Việt Nam qua hình thức buôn lậu, tập trung chủ yếu ở khu vực biên giới Tây Nam – giáp Lào và Campuchia .
Thực tế cũng cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2022, tính riêng tỉnh Quảng Trị đã bắt giữ lượng đường kính tăng 72,84% so với cùng kỳ năm ngoái.
VSSA cho rằng, các vụ việc được phát hiện gần đây chỉ là phần rất nhỏ của các hoạt động thương mại đường nhập lậu, vì đường Thái Lan xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rẻ (đây là điều không thể được đối với đường Thái Lan nhập chính ngạch có đóng thuế chống phá giá chống trợ cấp lên đến 47,64%).
Để ngăn đường lậu đội lốt đường Việt, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) đã đề xuất đưa yêu cầu truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ sở sản xuất chế biến đường.
Hệ thống truy xuất cần kết hợp với công nghệ như sử dụng mã QR code nhằm giúp các cơ quan chức năng kiểm tra được tính hợp pháp và xuất xứ hàng hóa một cách nhanh chóng. Đồng thời, yêu cầu ngăn chặn triệt để tình trạng lợi dụng hóa đơn chứng từ bán thanh lý đường nhập lậu bị tịch thu, hóa đơn mua bán đường trong nước để quay vòng hóa đơn...