Khám phá đặc sản Cô Tô ngon nức tiếng níu thực khách Bị sứa đốt khi tắm biển, bé gái 7 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng mất ý thức |
Sứa mang tính bình nên có tác dụng thanh nhiệt cơ thể. |
Sứa là một loài động vật nhuyễn thể, không xương, dạng hình dù, thân mềm, xung quanh có nhiều xúc tu dùng để bắt mồi. Trên xúc tua của sứa có chứa chất độc có thể gây ngứa, thậm chí là bỏng da. Khi di chuyển, chúng co bóp dù rồi từ từ đẩy nước ra khỏi lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Sứa sở hữu cơ thể trong suốt, đặc biệt chứa tới 98% cơ thể là nước, thích nghi nhiều nhất ở các vùng biển nhiệt đới trong đó có biển Việt Nam.
Sứa được xem là một loại thực phẩm vừa tốt lại còn chứa nhiều chất có lợi. Cứ 100g thịt sứa thì có chứa:
12.3g protein
9.5g sắt
3.9g đường
1.32g iot
0.1g chất béo
182mg canxi
Bên cạnh đó còn chứa B1, B2, phốt pho, magie và đặc biệt là collagen - một hoạt chất cực tốt cho da, làm chậm quá trình lão hóa.
Công dụng của việc ăn sứa
Sứa biển mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách. Tác dụng điển hình như:
Làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện độ đàn hồi da và giảm đau xương khớp nhờ vào hàm lượng collagen dồi dào.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì thành phần chứa nhiều omega-3 và omega-6.
Lượng choline trong 58g sứa khô chiếm 10% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Choline giúp cơ thể tổng hợp DNA, sản xuất, vận chuyển và chuyển hóa chất béo. Bên cạnh đó, choline có thể cải thiện chức năng não, giúp não xử lý tốt thông tin hơn, cải thiện trí nhớ và giảm triệu chứng lo âu.
Lượng selen dồi dào giúp chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi tình trạng stress oxy hóa. Từ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một số dạng ung thư và bệnh Alzheimer.
Theo Đông y, con sứa chứa vị mặn đặc trưng và mang tính bình nên có tác dụng thanh nhiệt cơ thể.
Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày hiệu quả khi phối hợp với một số nguyên liệu khác. Cụ thể, phối hợp 0.5kg da dứa, 0.5kg táo tàu và 250g đường đỏ. Rửa các nguyên liệu trên và nấu thành keo. Mỗi ngày 20g, chia thành 2 lần. Bạn nên kiên trì dùng trong nhiều ngày để thấy hiệu quả của bài thuốc.
Trị dị ứng, rôm sảy ở trẻ em khi tắm với nước nấu sứa và một chút muối.
Hỗ trợ trị viêm phế quản, ho có đờm lâu ngày. Bạn đun sứa biển cùng sa sâm, hạnh nhân và uống mỗi ngày, bệnh sẽ giảm một cách đáng kể.
Là thực phẩm bồi bổ cho người có sức đề kháng yếu, có thể kết hợp với xương heo để nấu canh.
Những điều cần lưu ý khi ăn sứa biển
Có nhiều loại sứa khác nhau, không phải loại nào cũng ăn được. Sứa được dùng làm thực phẩm thì không có độc, tuy nhiên lưu ý khi ăn có nguy cơ dị ứng, sốc phản vệ.
Nếu bạn chưa ăn sứa bao giờ thì ban đầu chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, sau đó không thấy phản ứng gì thì mới ăn nhiều hơn để phòng khả năng bị dị ứng. Khi ăn, cần đảm bảo quy tắc an toàn thực phẩm, chỉ ăn sứa đã qua chế biến đúng cách, không ăn sứa biển tươi. Không cho trẻ em ăn.
Sứa có thể bị hỏng nhanh ở nhiệt độ phòng nên cần được làm sạch và bảo quản đúng cách. Sứa thường được bảo quản bằng cách sử dụng hỗn hợp phèn và muối giúp khử trùng, giảm độ pH của thịt mà vẫn duy trì độ săn chắc. Nếu được làm sạch và chế biến đúng theo cách này, sứa thường có ít hoặc không có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay các mầm bệnh nguy hiểm khác. Vậy nên, bạn chỉ nên ăn sứa biển đã được làm sạch hoàn toàn và chế biến phù hợp.
Một yếu tố quan trọng khác giúp bạn đảm bảo an toàn khi ăn sứa biển là màu sắc của sản phẩm. Sứa mới chế biến thường có màu trắng sữa. Màu trắng này sẽ từ từ chuyển sang màu vàng sau một thời gian. Lúc này, bạn vẫn có thể dùng sản phẩm. Tuy nhiên, sứa chuyển sang màu nâu là đã bị hư và không an toàn cho sức khỏe.
Tác dụng của sứa biển rất đa dạng nên có thể giúp bạn duy trì sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, sở thích ăn sứa biển vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không chọn được nguồn thực phẩm sạch sẽ. Khi đã tìm mua được sứa biển được làm sạch và bảo quản đúng cách, bạn có thể an tâm thưởng thức món ăn ngon này.
Khám phá đặc sản Cô Tô ngon nức tiếng níu thực khách |
Bị sứa đốt khi tắm biển, bé gái 7 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng mất ý thức |