Giá gạo hôm nay 17/3: Giá gạo xuất khẩu bật tăng Giá gạo xuất khẩu Việt Nam lập đỉnh, vượt xa Thái Lan Giá gạo của Việt Nam xuất khẩu duy trì trên 500 USD/tấn |
Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu gạo sẽ gây áp lực lên giá gạo của Việt Nam |
Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, Việt Nam đã xuất khẩu 290 nghìn tấn gạo tương đương giá trị đạt 160 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2021 đạt 638 nghìn tấn với giá trị 352 triệu USD, giảm 31,4% về khối lượng và giảm 18,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Giá gạo Việt Nam đạt 513 USD/tấn vào đầu tháng, tuy nhiên đến giữa tháng giảm xuống khoảng 508 USD/tấn.
Tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến trầm lắng trong tháng 2 do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nguồn cung bắt đầu tăng khi nông dân thu hoạch lúa Đông Xuân trở lại.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo trong những tháng tới, xuất khẩu gạo được sẽ cải thiện tích cực hơn bởi cuối tháng 2 đến giữa tháng 3/2021 (nửa cuối tháng Giêng âm lịch) là thời điểm nông dân sẽ thu hoạch vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, nguồn cung lúa gạo dồi dào có thể khiến giá lúa gạo trong nước giảm nhẹ. Mặt khác, việc Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo với mức giá cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng gây áp lực lên giá gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
EIU dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2020 - 2021 sẽ vẫn ổn định như dự báo gần đây nhất, là mức cao kỷ lục 496 triệu tấn nhưng sẽ tăng lên 501 triệu tấn trong năm 2021 - 2022. |
Trong tháng 2/2021, sản lượng sản xuất gạo thế giới 42,77 triệu tấn, tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng tiêu thụ gạo đạt 42,87 triệu tấn, tăng 2,02%, theo số liệu của FAO.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng sản xuất gạo toàn cầu tháng 2 ước khoảng 42 triệu tấn, tăng 1,37% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) ước tính sản xuất gạo toàn cầu tháng 1 đạt 41,95 triệu tấn, tăng 1,37% so với cùng kỳ năm 2020. Theo tính toán của FAO, sản lượng tiêu thụ gạo toàn cầu tháng 2 đạt 42,87 triệu tấn, tăng 2,02% so với cùng kỳ 2020. Còn theo IGC ước tính sản lượng tiêu thụ gạo tháng 2 ở mức 41,83 triệu tấn, tăng 1,69%.
Về niên vụ 2020 - 2021, dự báo về sản lượng và gạo toàn cầu được điều chỉnh tăng, chủ yếu do sản lượng và nhu cầu nội địa tăng ở Trung Quốc. Thương mại gạo toàn cầu cũng được điều cỉnh tăng, do nhập khẩu vào Bangladesh cao hơn nhiều so với năm trước, và xuất khẩu của Ấn Độ tăng.
Trong khi đó, Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) trong báo cáo mới nhất cho rằng, tiêu thụ gạo thế giới sẽ tiếp tục tăng trong 2 năm tới do dân số tăng và nhận định vai trò của chính phủ các nước, nhất là ở Châu Á, trên thị trường gạo thế giới đang tăng lên sau khi họ thực hiện các chương trình an ninh lương thực.
EIU dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2020 - 2021 sẽ vẫn ổn định như dự báo gần đây nhất, là mức cao kỷ lục 496 triệu tấn nhưng sẽ tăng lên 501 triệu tấn trong năm 2021 - 2022.
Trong 2 năm tới, tiêu thụ gạo làm lương thực (95% tổng tiêu thụ) sẽ tiếp tục là yếu tố chính quyết định sự cân đối cung – cầu, trong khi tiêu thụ gạo làm thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 3% tổng nhu cầu, chủ yếu đến từ Châu Á, nhất là Trung Quốc.
Về nguồn cung, EIU dự báo sản lượng gạo xay xát niên vụ 2020 - 2021 sẽ vẫn ở mức 504 triệu tấn như dự báo trước, chủ yếu bởi sản lượng cao ở các nước sản xuất chủ chốt như Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc.
Giá gạo thế giới tăng mạnh trong thời gian qua sẽ thúc đẩy ngành nông nghiệp mở rộng diện tích trồng lúa. Sản lượng tăng sẽ đẩy nguồn cung tăng lên, kéo dự trữ tăng theo, kể cả ở những nước xuất khẩu hàng đầu như Ấn Độ. Tuy nhiên, dự báo về vụ mùa 2021 - 2022 còn nhiều yếu tố không chắc chắn, bởi vụ gieo trồng hiện còn chưa bắt đầu, và khoảng 1 năm nữa mới đến vụ thu hoạch ở nhiều quốc gia.