Hai “ông lớn” ngành hàng không đang làm ăn ra sao? Vietnam Airlines Group mở bán 1,5 triệu vé tết sớm, giá cao hay thấp? Cho phép Vietnam Airlines huy động thêm 22.000 tỷ đồng |
Vừa qua, tại trụ sở Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cụm thi đua số 3 của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Cụm thi đua 3 gồm 5 Tổng Công ty thuộc khối giao thông và hạ tầng, gồm: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Hàng không (Vietnam Airlines), Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc (VEC) và Tổng công ty Cảng hàng không.
Theo báo cáo kết quả hoạt động năm 2024, các tổng công ty không chỉ hoàn thành mà còn vượt mức chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đề ra.
Trong đó, với doanh thu 113.577 tỷ đồng vượt kế hoạch năm 7% và lợi nhuận trước thuế 6.264 tỷ đồng. vượt kế hoạch năm 38,5%, Với con số này Vietnam Airlines không chỉ dẫn đầu cụm thi đua số 3 mà còn chính thức chấm dứt chuỗi 4 năm liên tiếp lỗ. Doanh nghiệp nộp ngân sách năm khoảng 2.913 tỷ đồng.
Các năm trước đó. doanh nghiệp liên tục báo lỗ do dịch COVID-19. Năm 2023, Vietnam Airlines báo lỗ trước thuế 5.249 tỷ đồng. Lỗ sau thuế 5.516 tỷ đồng, đã cải thiện được một nửa so với số lỗ hơn 11.200 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2022. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Vietnam Airlines báo lỗ. Tổng lỗ luỹ kế đến 31/12/2023 vượt 40.900 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 16.945 tỷ đồng. Với kết quả hiện tại, doanh nghiệp đã chính thức thoát khỏi tình trạng thua lỗ kéo dài.
Cuối tháng 11, Quốc hội đã quyết định thông qua việc cho phép Vietnam Airlines tăng vốn điều lệ lên đến 22.000 tỷ đồng để vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Ngoài ra, Quốc hội còn cho phép CTCP Hàng không Pacific Airlines (công ty con của Vietnam Airlines) được xóa tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp thuế đến hết ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, sau thời điểm này, cơ quan thuế tính tiền chậm nộp, đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế đúng quy định với hãng bay giá rẻ này.
Vietnam Airlines đã hoàn thành và trình bày Đề án tổng thể để khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19. Theo đó, đến năm 2025, hãng đặt mục tiêu khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu, tái cấu trúc tài sản và danh mục đầu tư, từ đó tăng cường năng lực tài chính và chuẩn bị cho việc tăng vốn. Đây là những bước đi quan trọng để Vietnam Airlines phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai.
Về các doanh nghiệp còn lại, tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) báo doanh thu 21.639 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.980 tỷ đồng. Cả doanh thu và lợi nhuận của ACV cùng vượt 6% chỉ tiêu năm. Nộp ngân sách 4.489 tỷ đồng.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ước đạt doanh thu năm nay 17.496 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế ước thực hiện 2.873 tỷ đồng, vượt 5% kế hoạch năm, nộp ngân sách 819 tỷ đồng. Kết quả này lần lượt vượt 36,7% doanh thu và 35,1% lợi nhuận so với năm ngoái.
Doanh thu năm 2024 tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ước đạt 9.556 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế 130 tỷ đồng, vừa tròn mục tiêu năm. Nộp ngân sách 767 tỷ đồng.
Trong khi đó, Tổng công ty phát triển Đường cao tốc Việt Nam có doanh thu 6.167 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế khoảng 485 tỷ đồng, đạt 61% kế hoạch năm; nộp ngân sách 680 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch năm.
Giá vé máy bay bắt đầu giảm đáng kể |
Giá vé máy bay tăng, vì sao hãng bay than “càng bay nhiều càng lỗ”? |
Người dân than vé máy bay cao, hàng không vẫn lên kế hoạch lãi lớn |