Giá vé máy bay tăng, vì sao hãng bay than “càng bay nhiều càng lỗ”?

Ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Bamboo Airways chia sẻ, các hãng hàng không trong nước không mặn mà đưa thêm máy bay về, vì nguyên nhân sâu xa là "bay nội địa không có lãi, càng bay nhiều càng lỗ".
Cục Hàng không: Giá vé máy bay cao không do giá dịch vụ Những loại thuế phí nào đang đè nặng giá vé máy bay? Giá vé máy bay bắt đầu giảm đáng kể
Các đại biểu phát biểu, thảo luận tại buổi hội thảo. (Ảnh sơn tùng)
Các đại biểu phát biểu, thảo luận tại buổi hội thảo. Ảnh: Nhân dân

Chiều 12/6 vừa qua, Báo Nhân dân đã tổ chức Hội thảo "Hàng không - Du lịch 'bắt tay' liên kết phát triển bền vững". Tại hội thảo, vấn đề giá vé máy bay một lần nữa trở thành chủ đề nóng.

Càng bay nhiều càng lỗ

Theo CEO Bamboo Airways, giá vé máy bay chỉ hạ nhiệt khi số lượng vé máy bay tăng lên. Trước dịch Covid-19, số lượng máy bay của Việt Nam là hơn 230 chiếc, nhưng hiện tại chỉ còn hơn 160 máy bay được khai thác.

Ngoài số máy bay bị triệu hồi do lỗi động cơ, Bamboo Airways giảm bớt số lượng máy bay để trả bớt nợ, tái cơ cấu. Pacific Airlines thậm chí trả hết máy bay để giảm khoản nợ 220 triệu USD.

Để "bù" số máy bay thiếu hụt lên tới 60 - 70 chiếc so với nhu cầu, theo ông Lương Hoài Nam là không khó. Số máy bay cho thuê của thế giới rất lớn, song các hãng hàng không trong nước cũng không mặn mà đưa thêm máy bay về, vì nguyên nhân sâu xa là "bay nội địa không có lãi, càng bay nhiều càng lỗ".

"Xây khách sạn mất 5 năm, còn máy bay thuê ướt (thuê kèm tổ bay, dịch vụ bảo dưỡng, bảo hiểm) mất 15 - 30 ngày, thuê khô (chỉ thuê máy bay) mất 3 tháng là cùng. Tuy nhiên, hãng bay không cố gắng đưa máy bay về vì không có động lực kinh doanh, càng bay nhiều lỗ nhiều", ông Nam chia sẻ.

Với mặt bằng chi phí hiện nay, cơ chế giá trần duy trì từ thời bao cấp, bay nội địa có lãi là không khả thi. "Các nước phát triển đều không còn giá trần. Thái Lan không có giá trần nhưng hàng không vẫn rất phát triển. Không nên nhầm lẫn việc bỏ giá trần sẽ làm tăng giá vé máy bay, vì thực tế hàng không còn phải "nhìn nhau", không chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải cạnh tranh với cả đường bộ, đường sắt. Không hãng nào dám tăng giá quá cao", ông Lương Hoài Nam nhìn nhận.

CEO Bamboo Airways cũng dẫn chứng, giá vé bình quân của Bamboo năm 2023 là 1,66 triệu đồng/chiều Hà Nội - TP.HCM khi giá trần là 3,2 triệu đồng. Tới khi giá trần tăng lên 3,4 triệu đồng, giá bình quân chặng bay này của hãng cũng chỉ 1,8 triệu đồng/chiều.

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), chia sẻ ACV đang quản lý, vận hành 21 sân bay trong nước, nhưng ông Thanh cũng than rằng chỉ 6 cảng có lãi gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Liên Khương, Cam Ranh. 4 cảng phải bù lỗ gồm Thanh Hóa, Cát Bi, Côn Đảo, Buôn Mê Thuột. 11 cảng còn lại cũng đều lỗ.

Chủ tịch ACV thông tin dù đầu tư lớn cho nhiều cảng, đa phần mức giá phục vụ hãng bay vẫn giữ từ năm 2012 hay 2015. Ông Thanh nói rằng ACV đang phải thi hành chính sách nuôi dưỡng nguồn thu từ hãng bay vì sợ khó khăn quá, hãng hàng không phá sản thì ACV cũng "chết" vì là chủ nợ lớn.

Giải pháp nào giảm giá vé máy bay?

CEO Bamboo Airways Lương Hoài Nam. Ảnh: Nhân dân
CEO Bamboo Airways Lương Hoài Nam. Ảnh: Nhân dân

Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), giá vé máy bay tăng cao tác động nhiều ngành và sinh kế của địa phương. Nếu giải quyết giá vé máy bay giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau. Đại diện nhóm nghiên cứu Hội đồng Tư vấn Du lịch, ông Chính đề xuất Chính phủ khuyến khích thành lập các hãng hàng không mới; hỗ trợ chính sách thuế, phí và giá. Chính phủ cũng cần xem xét quy định về giá trần. “Cần áp dụng giá trần linh hoạt theo giá xăng dầu”, ông Chính bày tỏ.

Theo ông Hoàng Nhân Chính, các đơn vị cung cấp dịch vụ tại sân bay, quản lý, điều hành bay cần giảm 50% giá, phí cho các chuyến bay đêm so với các chuyến bay ngày. “Nếu làm được điều này, các hãng hàng không sẽ thuận lợi giảm giá vé”, ông Chính nói.

Theo ông Chính, một cơ chế cứng nhắc nhiều doanh nghiệp khách sạn áp dụng chính sách nhận phòng (check-in) và trả phòng (check-out) khiến nhiều khách du lịch thiệt thòi.

“Nhiều tập đoàn quốc tế đã áp dụng chính sách nhận phòng và trả phòng linh hoạt trong 24 tiếng. Tại sao ngành du lịch Việt Nam không suy nghĩ đến việc các tập đoàn khách sạn thử đưa ra cách thức linh hoạt này. Khi đó, du lịch sẽ bắt tay được với ngành hàng không để áp dụng, tận dụng được chuyến bay đêm với giá máy bay rẻ, sẽ có gói combo tốt hơn”, ông Hoàng Nhân Chính bày tỏ.

Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours cho biết, cần đẩy mạnh hợp tác thông qua các seri booking vé có giá cạnh tranh. Đây là hình thức hợp tác truyền thống từ nhiều năm qua. Với hình thức này, các hãng hàng không sẽ triển khai biểu giá, thường là mức giá thấp trong một số giai đoạn để các công ty du lịch đặt cọc sớm. Nhờ đó, phần chi phí cho các chuyến bay trong mỗi tour sẽ được giảm bớt khi vé máy bay được mua với mức giá tốt và ổn định.

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Tập đoàn Du lịch - Hàng không Viettravel, việc tăng giá vé máy bay là bối cảnh chung trên toàn cầu. “Bình quân giá vé thế giới tăng từ 17-27%, không riêng Việt Nam”, ông Kỳ nói. Theo ông Kỳ, chúng ta không có yếu tố nào ghìm giá vé máy bay xuống nếu không có sự vào cuộc của Chính phủ vì Chính phủ là bệ đỡ, kiến tạo cho doanh nghiệp.

Trước đề xuất của các doanh nghiệp hàng không, ông Đỗ Hồng Cẩm, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chia sẻ, để góp phần giải quyết chi phí đầu vào tăng cao, Cục đề nghị các hãng hàng không tăng hiệu suất sử dụng tàu bay trong ngày. Các địa phương cũng cần có chế độ chính sách hỗ trợ cho các hãng.

Các hãng hàng không đưa ra các chương trình khuyến mại, điều chỉnh giá vé, thực hiện việc cơ cấu giá vé công khai, minh bạch theo quy định pháp luật về giá trần. Trong dải giá vé, các hàng không dành dải giá vé từ thấp tới cao cho người dân tiếp cận giá vé phù hợp với mức chi trả. Chúng ta phải đánh giá lại thủ tục về hành chính, các chính sách pháp luật xem cần điều chỉnh như thế nào để các doanh nghiệp vận hành hiệu quả, hướng tới đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân.

“Chúng tôi sẽ cùng ngồi lại với cơ quan liên quan, trong đó có Cục Du lịch Quốc gia, xem xét các giải pháp mà các đại biểu đã nêu ra tại hội thảo để phân tích về tính xác đáng của giải pháp, xem xét căn cứ, nguồn lực, cơ quan nào có thể đứng ra chủ trì để có những hành động cụ thể. Chúng tôi mong muốn các địa phương thật sự quan tâm đến kết nối hàng không-du lịch, góp phần hỗ trợ cho hàng không tăng thêm đường bay”, ông Cẩm cho hay.

Bà Lương Thị Hoàng Lan, Giám đốc kinh doanh khối Du lịch nghỉ dưỡng, Tập đoàn Sun Group, đánh giá: "Sự thiếu liên kết chặt chẽ giữa địa phương-du lịch-hàng không, không chỉ làm giảm sức cạnh tranh của các điểm đến trong nước, mà còn làm ảnh hưởng đến lợi ích của tất cả các bên và gián tiếp hạn chế khả năng tăng tốc phát triển của ngành du lịch Việt Nam và sự tăng trưởng của nền kinh tế”.

Giải mã nguyên nhân vé máy bay nội địa đắt đỏ và khan hiếm Giải mã nguyên nhân vé máy bay nội địa đắt đỏ và khan hiếm
Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM bất ngờ giảm mạnh Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM bất ngờ giảm mạnh
Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Nhiều biến động địa chính trị, kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cao hơn cho việc điều hành thị trường xăng dầu. Việt Nam đang chủ động dự báo và ứng phó nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định, giá cả minh bạch, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và tiêu dùng.
Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước ngày 29/6 đồng loạt tăng mạnh từ 1.000 đến 5.000 đồng/kg, đưa mặt bằng giá lên mức cao kỷ lục từ 128.000 - 133.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường tiêu quốc tế ổn định, nhưng sự tăng vọt nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đặt ra thách thức lớn, đòi hỏi ngành hồ tiêu Việt Nam xây dựng chiến lược bài bản để giữ vững vị thế trên thị trường toàn cầu.
Giá heo hơi giảm sâu ở miền Trung và miền Nam

Giá heo hơi giảm sâu ở miền Trung và miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 29/6, ghi nhận giảm sâu tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam. Trong khi đó, tại miền Bắc, giá heo hơi vẫn đi ngang. Theo đó, heo hơi trên toàn quốc đang được mua bán trong khoảng 67.000 - 72.000 đồng/kg.
Giá heo hơi giảm nhẹ tại miền Nam

Giá heo hơi giảm nhẹ tại miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 28/6, đồng loạt đứng yên tại miền Bắc, miền Trung và giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Nam trong sáng cuối tuần. Theo đó, heo hơi trên toàn quốc đang được mua bán trong khoảng 67.000 - 72.000 đồng/kg.
Giá cà phê giảm nhẹ, thị trường chịu áp lực từ nguồn cung và nhu cầu suy yếu

Giá cà phê giảm nhẹ, thị trường chịu áp lực từ nguồn cung và nhu cầu suy yếu

Giá cà phê thế giới và trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm trong bối cảnh triển vọng sản lượng khả quan và nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu chững lại.
Giá heo hơi tiếp tục đứng yên

Giá heo hơi tiếp tục đứng yên

Giá heo hơi hôm nay 27/6, ghi nhận tạm chững tại cả ba miền. Theo đó, heo hơi trên toàn quốc đang được mua bán trong khoảng 67.000 - 73.000 đồng/kg.
Giá tiêu tăng đồng loạt, thị trường nội địa và thế giới sôi động trở lại

Giá tiêu tăng đồng loạt, thị trường nội địa và thế giới sôi động trở lại

Giá tiêu hôm nay (27/6) tại thị trường trong nước tiếp tục tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg, lên mức 126.000 – 128.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu của Indonesia cũng tiếp tục tăng cao, trong khi các nước khác nhìn chung không đổi.
Giá cà phê phục hồi trên sàn quốc tế, giảm sâu trong nước

Giá cà phê phục hồi trên sàn quốc tế, giảm sâu trong nước

Ngày 27/6, giá cà phê thế giới đồng loạt tăng trở lại nhờ đồng USD giảm sâu, thúc đẩy lực mua bù bán. Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, giá cà phê giảm mạnh do áp lực dư cung và nhu cầu tiêu thụ yếu.
Giá xăng tăng lần thứ ba liên tiếp, dầu mazut hạ nhiệt

Giá xăng tăng lần thứ ba liên tiếp, dầu mazut hạ nhiệt

Liên Bộ Công Thương – Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 26/6. Theo đó, giá xăng và phần lớn các loại dầu tiếp tục tăng, đánh dấu phiên điều chỉnh tăng thứ ba liên tiếp.
Nội địa dẫn dắt, ngành thép vững đà tăng trưởng

Nội địa dẫn dắt, ngành thép vững đà tăng trưởng

Giữa bối cảnh xuất khẩu gặp khó, thị trường nội địa nổi lên là trụ đỡ quan trọng, giúp ngành thép Việt Nam giữ vững đà phục hồi nhờ đầu tư công, nhu cầu hạ tầng tăng mạnh và hiệu quả từ các chính sách phòng vệ thương mại.
VCCI kiến nghị bỏ điều kiện vốn 1.000 tỷ đồng với doanh nghiệp sản xuất vàng miếng

VCCI kiến nghị bỏ điều kiện vốn 1.000 tỷ đồng với doanh nghiệp sản xuất vàng miếng

Trong văn bản góp ý gửi Ngân hàng Nhà nước về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất không áp dụng điều kiện vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng đối với doanh nghiệp sản xuất vàng miếng. Đồng thời, VCCI cũng kiến nghị gỡ bỏ các điều kiện kinh doanh chưa phù hợp với vàng trang sức và tinh giản thủ tục nhập khẩu vàng.
Bộ Công Thương đề xuất lộ trình sử dụng xăng E10 từ năm 2026

Bộ Công Thương đề xuất lộ trình sử dụng xăng E10 từ năm 2026

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm về cung ứng xăng dầu, Bộ Công Thương cho biết đang xây dựng lộ trình áp dụng xăng sinh học E10 từ ngày 1/1/2026, đồng thời đề xuất sửa đổi Quyết định 53 để phù hợp với tình hình thực tế.
Giá heo hơi chạm mốc thấp nhất 67.000 đồng/kg

Giá heo hơi chạm mốc thấp nhất 67.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 26/6, ghi nhận biến động tại khu vực miền Trung và miền Nam. Trong khi đó, giá heo hơi tại miền Bắc vẫn tiếp tục kéo dài xu hướng đi ngang. Theo ghi nhận, thương lái trên cả nước đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 - 73.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước bật tăng, thế giới khởi sắc trở lại

Giá tiêu trong nước bật tăng, thế giới khởi sắc trở lại

Giá tiêu hôm nay (26/6) tại thị trường nội địa tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg, lên mức 124.000 – 126.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu tại nhiều nước cũng ghi nhận đà tăng trở lại sau thời gian chững giá.
Giá cà phê rớt sâu chưa từng thấy trong hơn một năm qua

Giá cà phê rớt sâu chưa từng thấy trong hơn một năm qua

Giá cà phê trong nước và thế giới đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 26/6. Robusta trên sàn London rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 13 tháng rưỡi, trong khi arabica cũng chạm đáy 5 tháng rưỡi.
Hàng Việt mở rộng cánh cửa vào Á Âu

Hàng Việt mở rộng cánh cửa vào Á Âu

Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu, doanh nghiệp Việt đang tích cực tiếp cận thị trường Nga và Belarus. Dù vẫn còn nhiều rào cản, nhưng nếu chuẩn bị đúng hướng và bài bản, tiềm năng xuất khẩu sẽ được khai phá mạnh mẽ.
Ngành gỗ Việt Nam buộc phải minh bạch nguồn gốc

Ngành gỗ Việt Nam buộc phải minh bạch nguồn gốc

Trước sức ép từ các chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ, ngành gỗ Việt Nam cần chủ động chứng minh tính hợp pháp trong chuỗi cung ứng, tăng minh bạch về nguyên liệu và củng cố niềm tin để giữ vững thị phần xuất khẩu chủ lực.
Giá cà phê ngày 25/6: Lao dốc mạnh do thời tiết thuận lợi tại Brazil

Giá cà phê ngày 25/6: Lao dốc mạnh do thời tiết thuận lợi tại Brazil

Giá cà phê thế giới sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm nay (25/6), khi các dự báo mới nhất cho thấy thời tiết tại Brazil không còn nguy cơ sương giá. Điều này đã kéo giá cả hai mặt hàng chủ lực là Robusta và Arabica giảm sâu, phản ánh tâm lý e ngại dư cung quay trở lại.
Giá heo hơi tiếp tục ổn định trên toàn quốc

Giá heo hơi tiếp tục ổn định trên toàn quốc

Giá heo hơi hôm nay 25/6, trở lại xu hướng đi ngang tại cả ba miền trong sáng nay. Theo ghi nhận, thương lái trên cả nước đang thu mua heo hơi trong khoảng 68.000 - 73.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước đi ngang, tiêu xuất khẩu Việt Nam giảm 200 USD/tấn

Giá tiêu trong nước đi ngang, tiêu xuất khẩu Việt Nam giảm 200 USD/tấn

Giá tiêu hôm nay (25/6) tại thị trường trong nước giữ ổn định trong khoảng 123.000 – 125.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam và Brazil giảm mạnh 200 USD/tấn, còn Indonesia ghi nhận xu hướng tăng nhẹ.
Ngành điện giữ vững chủ động trong mọi tình huống

Ngành điện giữ vững chủ động trong mọi tình huống

Không dừng lại ở mục tiêu bảo đảm điện liên tục, ngành điện đang vận hành với tinh thần chủ động, xây dựng kịch bản linh hoạt để ứng phó với phụ tải tăng cao, thời tiết cực đoan và các rủi ro bất ngờ, hướng đến bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Giá heo hơi tại nhiều địa phương có xu hướng giảm

Giá heo hơi tại nhiều địa phương có xu hướng giảm

Giá heo hơi hôm nay 24/6 có xu hướng giảm nhẹ tại một số tỉnh miền Trung và miền Nam. Thị trường heo hơi miền Bắc vẫn tiếp tục kéo dài xu hướng đi ngang. Theo ghi nhận, heo hơi trên cả nước được thu mua trong khoảng 68.000 - 73.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay ổn định, kỳ vọng phục hồi vào cuối năm

Giá tiêu hôm nay ổn định, kỳ vọng phục hồi vào cuối năm

Sáng 24/6, giá tiêu trong nước tiếp tục đi ngang trong khoảng 123.000 – 125.000 đồng/kg. Chuyên gia dự báo thị trường có thể phục hồi vào quý III và IV sau giai đoạn biến động ngắn hạn.
Giá cà phê phục hồi mạnh do lo ngại thời tiết Brazil và căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá cà phê phục hồi mạnh do lo ngại thời tiết Brazil và căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá cà phê thế giới bật tăng trong phiên giao dịch ngày 24/6 nhờ hoạt động mua vào của giới đầu tư trước thông tin bất lợi về thời tiết tại Brazil và tín hiệu tích cực từ tình hình Trung Đông.
Giá tiêu trong nước ổn định sau tuần lao dốc

Giá tiêu trong nước ổn định sau tuần lao dốc

Giá tiêu trong nước và thế giới ngày 23/6 nhìn chung ổn định, dao động từ 123.000 – 125.000 đồng/kg tại các vùng trồng trọng điểm. Tuy nhiên, xuất khẩu tiêu sang Mỹ đang có xu hướng chững lại, trong khi các thị trường như Đức, Ấn Độ, Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Giá heo hơi giảm nhẹ ở miền Trung – Nam

Giá heo hơi giảm nhẹ ở miền Trung – Nam

Giá heo hơi hôm nay 23/6, ghi nhận đi ngang tại miền Bắc, giảm nhẹ ở một số tỉnh miền Trung – Nam. Hiện tại, các thương lái thu mua trong khoảng 68.000 - 73.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới giảm sâu, trong nước chạm đáy hơn một năm

Giá cà phê thế giới giảm sâu, trong nước chạm đáy hơn một năm

Giá cà phê thế giới tiếp tục lao dốc do nguồn cung dồi dào và tác động từ căng thẳng địa chính trị, kéo theo giá cà phê trong nước giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua.
Sau chuỗi biến động, thị trường heo hơi đang chờ gì để bật tăng?

Sau chuỗi biến động, thị trường heo hơi đang chờ gì để bật tăng?

Nhìn chung, giá heo hơi tiếp tục ghi nhận điều chỉnh giảm nhẹ ở miền Trung và miền Nam tại một số phiên giao dịch trong tuần qua. Thị trường heo hơi phía Bắc duy trì ổn định trong cả tuần.
Giá cà phê tiếp tục lao dốc, robusta thấp nhất 13 tháng

Giá cà phê tiếp tục lao dốc, robusta thấp nhất 13 tháng

Giá cà phê thế giới ngày 21/6 tiếp tục giảm sâu trên cả hai sàn giao dịch. Cụ thể, robusta rơi xuống 3.887 USD/tấn, giảm 147 USD (3,64%), còn arabica mất 7,25 US cent/pound (2,25%), xuống 315,05 US cent/pound. Đà giảm được ghi nhận là mạnh nhất trong nhiều tháng qua, chưa có dấu hiệu dừng lại do hàng loạt yếu tố bất lợi.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Thanh Hóa tạo đột phá chiến lược từ tổ chức bộ máy: Công bố nhân sự chủ chốt tại 166 xã, phường

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Thanh Hóa công bố nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị mới

Dấu mốc 24 năm thành lập - Halcom Việt Nam kiên định phát triển bền vững, vươn mình cùng Kỷ nguyên mới của dân tộc

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động