Hàng trăm nghìn vé bay đêm giá rẻ được mở bán Cách nào “hạ nhiệt” giá vé máy bay? Cục Hàng không: Giá vé máy bay cao không do giá dịch vụ |
Giá vé máy bay nội địa được dự báo xu hướng tăng sẽ tiếp diễn trong mùa cao điểm hè 2024. |
Giá vé máy bay tăng nằm trong xu hướng chung
Thời gian gần đây, giá vé máy bay lại nóng vì ảnh hưởng nhiều ngành, nhiều người. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã phân tích thuế phí trong vé rất ít. Trong khi đó, ngoài giá vé, chỉ tính riêng phí hệ thống và phí tiện ích, có hãng bay đã thu 504.000 - 534.000 đồng/vé.
Thực tế, chia sẻ này của Bộ trưởng Tài chính mới nhìn ở góc độ các loại thuế, phí cấu thành giá vé máy bay. Theo đó, hiện tại, giá vé máy bay được cấu thành bởi 4 yếu tố gồm: Giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản trên đường bay nội địa; thuế giá trị gia tăng (VAT); các khoản thu hộ DN cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ bảo đảm an ninh và giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm theo nhu cầu (chỗ ngồi, mua thêm hành lý ký gửi, chọn suất ăn, bảo hiểm du lịch... do hãng quyết định).
Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, giá vé máy bay cao không phải do giá dịch vụ hàng không cao. Theo đó, cơ cấu chi phí cho một chuyến bay gồm các yếu tố như: Nhiên liệu hàng không chiếm (37- 42%); thuế do Bộ Tài chính quy định chiếm tỷ trọng từ 7,7 - 8,7% tổng chi phí một chuyến bay.
Cùng với đó, chi phí thuê, mua, sửa chữa bảo dưỡng máy bay chiếm 32 - 41%; chi phí phục vụ chuyến bay chiếm 6 - 7% (bao gồm cả dịch vụ do Bộ GTVT định giá và dịch vụ do doanh nghiệp quyết định). Cuối cùng là chi phí bán hàng, quản lý, chi phí khác (16 - 19%)… do doanh nghiệp quản trị.
Nhiều người đề nghị cần có một kết luận thanh tra cụ thể các khoản phụ phí này, mà cơ quan thanh tra không phải là Cục Hàng không Việt Nam.
Trước đó, đợt kiểm tra tháng 5, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá 4 hãng hàng không có giá vé nội địa của các hãng "vẫn luôn nằm trong khung giá" theo quy định.
Cục khẳng định giá vé máy bay của các hãng Việt Nam tăng nằm trong xu hướng chung trên thế giới. Nguyên nhân là bị tác động bởi 5 yếu tố chính gồm giá nhiên liệu lên cao, chênh lệnh tỉ giá, việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất Pratt&Whitney, giá thuê tàu bay tăng cao và tình hình cung cầu vận tải hàng không.
Cơ quan này dự báo tình trạng lệch cung cầu sẽ tiếp tục xảy ra trong giai đoạn cao điểm hè năm nay. Điều này gây áp lực nhất định lên giá vé trên các chặng bay nội địa, nhất là đến các điểm du lịch, nghỉ dưỡng.
6 đề nghị với các hãng bay
Với vai trò là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đề nghị hãng bay phối hợp cung cấp thông tin về tình hình giá vé từ đầu năm 2024 đến nay.
Có 6 đề nghị mà cơ quan này đã yêu cầu các hãng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan, trong đó như thông tin về giá và các đợt điều chỉnh giá vé máy bay các chặng bay nội địa ở tất cả hạng vé, loại vé; số lượng, doanh thu bán vé máy; công thức tính vé bay chặng nội địa tất cả hạng vé, loại vé của hãng trong 4 tháng đầu năm 2024.
Bên cạnh đó, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đề nghị hãng bay thông tin công thức tính giá vé máy bay chặng nội địa, hạng vé; chi phí và sự biến động chi phí của các yếu tố cấu thành giá vé và giải trình lý do điều chỉnh tăng giá vé máy bay, kèm tài liệu chứng minh. Đề nghị hãng bay cung cấp thông tin trước ngày 6/6/2024.
Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao |
“Cháy vé” máy bay đi Điện Biên |
Lập đoàn kiểm tra giá vé máy bay trong 3 ngày |