Người dân than vé máy bay cao, hàng không vẫn lên kế hoạch lãi lớn Cục Hàng không yêu cầu tăng cường kiểm soát giá vé máy bay Hàng không loay hoay vượt khó khi chỉ còn 160 chiếc máy bay |
Vietjet đạt 34.016 tỷ đồng doanh thu và 1.311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 6 tháng đầu năm 2024. |
CTCP Hàng không Vietjet (mã chứng khoán VJC) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với mức tăng trưởng kỷ lục.
Theo đó, nửa đầu năm 2024, Vietjet đã trở lại hoạt động khai thác cao hơn giai đoạn 2019, trước đại dịch Covid-19, vận chuyển hơn 13 triệu khách, khai thác hơn 70.000 chuyến bay an toàn.
Riêng trong quý II/2024, doanh thu vận tải hàng không của Vietjet đạt 15.128 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiêp 517 tỷ đồng, tăng lần lượt 23% và 683% so với cùng kỳ.
Lũy kế sáu tháng, doanh thu vận tải hàng không của hãng đạt 32.893 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 1.174 tỷ đồng, tăng 690%.
Về kết quả kinh doanh hợp nhất, Vietjet đạt 34.016 tỷ đồng doanh thu và 1.311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng lần lượt 15% và 433% so với cùng kỳ, vượt 21% so với kế hoạch năm.
Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 91.700 tỷ đồng. Chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 2 lần so với mức thông thường trên thế giới tới 5 lần. Số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm cuối quý II đạt hơn 4.100 tỷ đồng.
Theo cập nhật của tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập Saigon Ratings, Vietjet được duy trì bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn vnBBB- với triển vọng “ổn định”.
Hãng được đánh giá với sự phục hồi rõ rệt, đồng thời với sự chủ động chuẩn bị các điều kiện và tiền đề quan trọng của công ty trong các năm 2022, 2023, Vietjet có thể bứt phá phát triển nhanh hơn và bền vững hơn trong trung và dài hạn.
Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp cho ngân sách trong sáu tháng đầu năm 2024 là 3.687 tỷ đồng.
Tính đến nay, Vietjet đang khai thác hơn 149 đường bay khắp Việt Nam và quốc tế, bao gồm 38 đường bay quốc nội và 111 đường bay quốc tế.
Vietjet đã mở đường bay kết nối TP. HCM với Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), khai trương đường bay từ Phú Quốc đến Đài Trung và Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc), khai trương đường bay từ TP HCM đến Viêng Chăn (Lào).
Hãng cũng đã công bố đường bay Nha Trang - Daegu (Hàn Quốc), dự kiến khai thác từ tháng 10/2024, là hãng có nhiều đường bay nhất giữa Việt Nam và Hàn Quốc, ghi dấu hành trình 10 năm kết nối Việt Nam – Hàn Quốc, chuyên chở 10 triệu lượt khách trên hơn 37 đường bay giữa hai quốc gia.
Đối với chặng bay xuyên lục địa Á - Úc, Vietjet khai trương hai đường bay Hà Nội – Melbourne, Hà Nội – Sydney, đưa số đường bay giữa Việt Nam – Australia lên 7 đường bay, tạo thuận lợi cho người dân, hành khách di chuyển, du lịch, đầu tư, giao lưu kinh tế, thương mại, du học, thăm thân… giữa hai quốc gia.
Cùng với 5 đường bay từ TP. HCM đến 5 thành phố lớn nhất của Australia, Vietjet là hãng hàng không khai thác nhiều đường bay nhất giữa hai quốc gia Việt Nam – Australia với 58 chuyến bay mỗi tuần.
Nửa đầu năm nay, Vietnam Airlines đạt doanh thu hợp nhất hơn 53.126 tỷ đồng. |
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - mã chứng khoán: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý II với doanh thu 24.858 tỷ đồng (tăng 20,4% so với cùng kỳ), lãi gộp 2.713 tỷ đồng (tăng 162% so với cùng kỳ năm trước).
Đáng chú ý, trong quý II, Vietnam Airlines ghi nhận khoản lợi nhuận khác hơn 900 tỷ đồng. Khoản mục này của công ty có nhờ việc được xóa nợ. Điều này giúp HVN mang về 1.146 tỷ đồng lãi trước thuế, trong khi cùng kỳ lỗ gần 1.300 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 934 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ.
Nửa đầu năm nay, Vietnam Airlines đạt doanh thu hợp nhất hơn 53.126 tỷ đồng, tăng 20% so sánh cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 5.674 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là gần 1.143 tỷ đồng và lợi nhuận khác là hơn 4.531 tỷ đồng, với sự đóng góp rất lớn từ việc Pacific Airlines được các đối tác xóa nợ.
Về kết quả khai thác, hãng vận chuyển gần 11,5 triệu lượt hành khách và 143.000 tấn hàng hóa bưu kiện, tăng lần lượt 10% và 42,1% so sánh cùng kỳ 2023.
Đây là kết quả tương đối khả quan trong bối cảnh HVN đang phải đối mặt với khó khăn từ giá nhiên liệu cao, biến động tỷ giá bất lợi, tính mùa vụ thấp điểm và tình trạng thiếu hụt máy bay do nhà sản xuất Pratt & Whitney triệu hồi động cơ trên toàn cầu.
Giá nhiên liệu vẫn đang ở mức cao, bình quân 102,14 USD/thùng (tăng hơn 30% so 2019) khiến chi phí của Vietnam Airlines phát sinh thêm gần 2.500 tỷ đồng. Tỷ giá VNĐ/USD ở mức 24.856 VNĐ (tăng 7% so 2019) khiến chi phí của HVN trong 6 tháng đầu năm tăng 724 tỷ VNĐ. Tỷ giá yên Nhật giảm sâu cũng gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng doanh thu cho Vietnam Airlines ở thị trường trọng điểm này.
Trước đại dịch COVID-19, ngành hàng không Việt Nam có 230 máy bay nhưng hiện nay chỉ có có 160 máy bay, giảm 32% nguồn lực do ảnh hưởng từ sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thiếu hụt máy bay toàn cầu làm tăng giá thuê máy bay, tăng chi phí bảo dưỡng, vật tư phụ tùng máy bay, đồng thời kéo dài thời gian máy bay nằm đất gây thiệt hại doanh thu.
Cách nào “hạ nhiệt” giá vé máy bay? |
Cục Hàng không: Giá vé máy bay cao không do giá dịch vụ |