Vì sao Việt Nam nhập gạo từ Ấn Độ?
Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ Ấn Độ là thị trường chính cung cấp thủy sản cho Việt Nam Tháng 11, thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 8,82 tỷ USD |
Hôm qua Thương hiệu & Sản phẩm đã đưa tin về việc Việt Nam lần đầu tiên mua gạo của Ấn Độ.
Liên quan tới sự việc trên, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định: Việc này hoàn toàn bình thường trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
![]() |
Vì sao Việt Nam nhập gạo từ Ấn Độ? |
Cũng theo Cục trưởng Cục Trồng trọt: Việc Việt Nam lần đầu tiên mua gạo từ Ấn Độ không có nghĩa Việt Nam đang thiếu hụt nguồn cung lương thực nên phải nhập khẩu. Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn đang dư thừa lương thực, đủ sức phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chế biến của 100 triệu dân và chủ động cung ứng đủ lượng gạo xuất khẩu.
Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn do thiên tai, nhờ chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng, điều chỉnh lịch thời vụ, năng suất lúa tăng đáng kể nên dù diện tích lúa giảm khoảng 190.000ha nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt 42,8 triệu tấn thóc, trong khi xuất khẩu chỉ 6,1 triệu tấn, trị giá trên 3 tỷ USD, còn lại là phục vụ nhu cầu ăn uống, chế biến trong nước.
Ông Cường cho biết thêm: Hiện tại, thời vụ sản xuất lúa vẫn diễn biến theo đúng kế hoạch, dự kiến, ngay trong tháng 1/2021 sẽ thu hoạch được 1,2 triệu tấn thóc của vụ Đông Xuân sớm.
Đề cập đến tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong năm 2021 này, ông Cường cho hay, hạn mặn vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng Bộ NN&PTNT, cơ quan chuyên môn và các địa phương đã có kế hoạch né hạn mặn bằng việc thay đổi cơ cấy giống lúa, đẩy sớm lịch gieo cấy.
Như vụ Đông Xuân sớm ở ĐBSCL sắp thu hoạch chính là diện tích lúa mà chúng ta đẩy sớm vụ để không bị ảnh hưởng bởi hạn mặn. Theo ông Cường, sản lượng lúa năm nay của nước ta dự kiến sẽ thu khoảng gần 43 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Cập nhật giá vàng hôm nay 23/1: Giảm mạnh

Cập nhật giá vàng hôm nay 22/1: Quay đầu giảm ở phiên chiều
