Thị trường mỹ phẩm Việt Nam còn non trẻ, nhiều hạn chế Mỹ phẩm giả tràn lan trên mạng và những hệ luỵ khôn lường TS. Đỗ Duy Phi tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Tinh Dầu-Hương liệu-Mỹ phẩm Việt Nam |
Ngành công nghiệp mỹ phẩm tại Việt Nam đang trải qua những biến động tích cực. |
Trong những năm gần đây, mỹ phẩm đang là ngành kinh doanh lớn tại Việt Nam khi mà xu hướng làm đẹp đang được quan tâm để có thể đem lại nét đẹp tự nhiên, sở hữu một làn da trắng sáng rạng ngời. Ngành công nghiệp mỹ phẩm tại Việt Nam đang trải qua những biến động tích cực, đặc biệt là khi chúng ta bước vào năm 2024.
Những dấu hiệu tích cực của ngành mỹ phẩm tại Việt Nam
Phần lớn các cửa hàng trực tiếp phân phối, bán mỹ phẩm tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là thị trường được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng, tăng trưởng tốt. Theo VIRAC, thị trường Mỹ phẩm & chăm sóc cá nhân của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2024 với các yếu tố: Thu nhập người tiêu dùng Việt Nam 2024 có xu hướng trở lại mức bình thường.
Đây sẽ là dấu hiệu tích cực cho ngành mỹ phẩm tại Việt Nam. Ngoài ra sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng truyền thông xã hội đã tạo xu hướng tiêu dùng ngành mỹ phẩm mới tại Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2022 – 2023, tỷ lệ phụ nữ sử dụng mỹ phẩm tăng lên đáng kể khoảng 90% và dự kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường mỹ phẩm sẽ tiếp tục duy trì ở mức 15 -20%.
Mỹ phẩm ngoại chiếm lĩnh thị trường Việt
Ngành công nghiệp mỹ phẩm tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển đầy sôi động và tích cực, là động lực quan trọng đóng góp vào bức tranh kinh tế của đất nước. Với sự chú trọng ngày càng cao của người tiêu dùng đến việc chăm sóc bản thân và làm đẹp, thị trường mỹ phẩm đang ngày càng lớn mạnh và đầy tiềm năng kinh doanh.
Tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam, số liệu từ Bộ Thương mại Hoa kỳ cho thấy, các sản phẩm mỹ phẩm đến từ Hàn Quốc chiếm tới 30% tổng thị phần, tiếp đến là Liên minh Châu Âu chiếm tới 23%, Nhật Bản chiếm tới 17%, Thái Lan chiếm tới 13% và Hoa kỳ chiếm tới 7%. Bên cạnh đó các sản phẩm đến từ Trung Quốc và Singapore cũng chiếm lĩnh một tỷ lệ nhất định.
Mỹ phẩm nội địa đang dần có chỗ đứng trên thị trường
Không chỉ là nơi tập trung các thương hiệu quốc tế lớn mạnh mẽ mà còn là sân chơi cho những doanh nghiệp nội địa nhanh chóng nổi lên. Sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu đã tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm, từ những dòng mỹ phẩm giá trị đến những sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Mỹ phẩm Việt Nam hiện nay có sự đa dạng về mẫu mã không thua kém các thương hiệu nước ngoài mà giá cả lại rất phù hợp. Một số thương hiệu nội địa như Cocoon, Motree, Thorakao,… đang dần được nhiều khách hàng yêu thích và truyền miệng nhanh chóng về độ chất lượng và hiệu quả mà chúng mang lại.
Báo cáo thị trường mỹ phẩm theo các kênh phân phối phổ biến
Theo một khảo sát khác, có những điểm sau: 93% phụ nữ trong độ tuổi từ 25-32 sử dụng sản phẩm chăm sóc da thường xuyên. Phụ nữ Việt mua mỹ phẩm chủ yếu từ 03 kênh: Cửa hàng bán lẻ, sàn TMĐT, kênh TV mua sắm.
Tiềm năng của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam
Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm phát triển ổn định
Theo công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới thẩm mỹ và sức khỏe. Khiến nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da tăng cao. Đây cũng là lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi đại dịch hay thăng trầm của thị trường.
Doanh thu của thị trường bán lẻ mỹ phẩm Việt Nam, năm 2022 doanh thu ngành mỹ phẩm đạt mức 2,2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 2,69 tỷ USD vào năm 2027. Trong năm 2023, Statista dự đoán doanh thu từ thị trường bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam đạt mức 2,36 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) của thị trường bán lẻ mỹ phẩm Việt giai đoạn 2023 – 2027 ước đạt 3,32%. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất. Với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày.
Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường Q&Me đã thực hiện cuộc khảo sát. Với đối tượng là nữ giới trong độ tuổi 16 – 40 tuổi ở hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo đó, 93% phụ nữ từ 25 – 32 tuổi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thường xuyên. Báo cáo từ Nielsen cũng cho hay, mức chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đối với mỹ phẩm không nhiều. Nhưng đang tăng dần theo thời gian. Ở mức 500.000 – 700.000 đồng/tháng.
Cơ hội rộng mở cho các thương hiệu mỹ phẩm ngoại nhập
Xuất phát từ tâm lý thích sử dụng các sản phẩm ngoại nhập của người tiêu dùng Việt Nam. Các thương hiệu mỹ phẩm ngoại luôn được quan tâm và ưa chuộng. Theo thống kê, những sản phẩm mỹ phẩm được nhập khẩu nhiều nhất của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam bao gồm: Sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm da mặt, son môi… Cũng như nhóm sản phẩm phục vụ tạo kiểu tóc và cạo râu dành cho nam giới.
Xu hướng này càng được đẩy mạnh với sự xuất hiện của hàng loạt nhà phân phối mỹ phẩm quốc tế tại thị trường Việt Nam. Như Watsons, Guardian, Pharmacity hay The Body Shop… Đáng chú ý, các chuỗi bán lẻ mỹ phẩm chỉ tập trung phát triển tại một số đô thị lớn. Bởi đây chính là những nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng trung lưu và thượng lưu. Với nhu cầu sử dụng mỹ phẩm cao
Đồng thời, nhận ra tiềm năng phát triển của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam. Rất nhiều hãng sản xuất mỹ phẩm lớn và cao cấp trên thế giới cũng đã hoặc mở văn phòng đại diện. Hoặc xây dựng các kênh phân phối và bán lẻ trực tiếp. Ví dụ như: Unilever (chiếm khoảng 12% thị phần Việt Nam), Beiersdorf Vietnam, LG Vina Cosmetics, AmorePacific Vietnam, L’Oreal Vietnam Co Ltd…
Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào với giá thành rẻ
Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Với khả năng canh tác nhiều loại thảo dược và thực vật phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm. Điều này giúp cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào với giá thành rẻ. Cho phép các doanh nghiệp phát triển hệ thống dây chuyền gia công mỹ phẩm nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ ngay tại Việt Nam. Giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu.
Việc đặt hệ thống dây chuyền sản xuất ngay tại Việt Nam cũng đem lại lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả rất lớn cho các thương hiệu quốc tế. Bởi sự chênh lệch đáng kể giữa thuế giá trị gia tăng (khoảng 10%). Và thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng mỹ phẩm (khoảng 10% – 27%).
Thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam
Thị hiếu mua sắm mỹ phẩm của người Việt Nam
Làn sóng văn hoá Hàn Quốc có tác động rất lớn đối với thị trường mỹ phẩm Việt Nam. Giới nghệ sĩ thần tượng và người nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình xu hướng tiêu dùng. Khiến cho thị hiếu tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam khá thất thường. Đặt ra thách thức đối với cả các hãng sản xuất lẫn các kênh phân phối mỹ phẩm.
Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong nước vẫn đang giữ niềm tin rằng: Những sản phẩm nguồn gốc Á Đông là phù hợp hơn với đặc trưng làn da của bản thân. Cũng như điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Bởi vậy, người Việt ưa chuộng sử dụng những loại mỹ phẩm đến từ Hàn Quốc hay Nhật Bản. Hơn là những loại mỹ phẩm đến từ châu Âu hay Hoa Kỳ.
Giá thành sản phẩm của thị trường
Một thách thức đáng kể khác mà cả các hãng sản xuất lẫn các kênh phân phối mỹ phẩm cần phải cân nhắc đó chính là sự nhạy cảm đối với giá thành sản phẩm của thị trường. Lạm phát kéo dài và sự suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến lựa chọn chi tiêu của người tiêu dùng. Để có thể duy trì lợi thế cạnh tranh, nên tập trung vào nhóm những sản phẩm nằm trong khoảng giá thành phù hợp với sức mua của người tiêu dùng Việt.
Tuy nhiên, trở ngại này hoàn toàn có thể được giải quyết. Nếu các hãng sản xuất mỹ phẩm cho thấy cam kết mạnh mẽ của họ đối với chất lượng sản phẩm. Bởi người tiêu dùng Việt Nam hiện vẫn quan tâm nhiều hơn tới yếu tố chất lượng. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống dây chuyền sản xuất trong nước được coi là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này.
Xu hướng thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam trong tương lai
Mỹ phẩm thiên nhiên mang tính bền vững
Hiện nay, người tiêu dùng đang lo ngại về vấn đề các mỹ phẩm chứa các hóa chất độc hại xuất hiện tràn lan trên thị trường. Hiểu được vấn đề này, các chủ thương hiệu ra mắt nhiều loại mỹ phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên (mỹ phẩm thuần chay, xanh, organic). Mang lại hiệu quả tối ưu, thân thiện với làn da người Việt.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang dần tập trung vào tính bền vững trong suốt vòng đời của sản phẩm. Từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi thải bỏ. Bởi người tiêu dùng sẽ xem xét bao bì sản phẩm được làm bằng gì, có thể tái chế được hay không. Hướng đến việc giảm thiểu tác động của quá trình sản xuất và vận chuyển đến môi trường. Nhằm đảm bảo sự bền vững cho ngành công nghiệp mỹ phẩm trong tương lai.
Sức mạnh của thương hiệu nổi tiếng
Thương hiệu và danh tiếng của một công ty mỹ phẩm có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua của người tiêu dùng. Bởi chúng được xây dựng qua thời gian. Và được liên kết với chất lượng, sự đáng tin cậy và phong cách của sản phẩm. Các thương hiệu nổi tiếng đang tạo ảnh hưởng lớn đến thị trường làm đẹp. Doanh thu của chúng tăng nhanh chóng và ổn định. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm là hơn 30%.
Tuy nhiên hiện nay có nhiều thương hiệu xuất hiện trên thị trường. Điều này khiến cho tốc độ ra mắt sản phẩm mới cũng sẽ tăng lên. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khiến họ trở nên khó tính hơn khi chọn lựa thương hiệu.
Sự phát triển của mỹ phẩm phi giới tính
Theo Custom Market Insights (CMI), tổng giá trị thị trường mỹ phẩm cho nam giới đã vượt mức 63 tỷ USD trong năm 2023. Với tốc độ tăng trưởng toàn cầu hiện ở mức 9,4%. Dự đoán, thị trường này có thể đạt trị giá hơn 130 tỷ USD trước năm 2030. Đây là bằng chứng cho thấy thế giới làm đẹp đã không còn là vùng đất dành riêng cho phái nữ. Đặc biệt với thị trường châu Á.
Dưới sự phát triển của công nghệ, dần xuất hiện những mỹ phẩm được nghiên cứu dựa trên kiến thức về khoa học y sinh. Nắm bắt xu hướng unisex trong ngành làm đẹp, các hãng mỹ phẩm chú ý hơn vào việc niêm yết rõ loại da nào sẽ phù hợp với sản phẩm. Thay vì phân chia theo giới tính như trước. Bên cạnh đó, bao bì cũng được thiết kế có màu sắc và kiểu dáng trung tính hơn để ai cũng có thể sử dụng, bất kể giới tính.