Vân Đồn - động lực mới cho sự phát triển kinh tế vùng Đông Bắc

TH&SP Với những tiềm năng, cơ hội phát triển đặc biệt, trong tương lai gần Vân Đồn sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển-đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế.

Với những tiềm năng, cơ hội phát triển đặc biệt, từ năm 2007, Khu Kinh tế Vân Đồn, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định thành lập là Khu kinh tế ven biển.

Đây là Khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang - một vành đai” kinh tế Việt-Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN-Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore, trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.

Toàn bộ diện tích khu kinh tế nằm trong địa giới hành chính của huyện Vân Đồn.

Khi quyết định thành lập Khu kinh tế ven biển Vân Đồn, Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm phát triển Vân Đồn, trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển-đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế.

dg

Người dân xem đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040.


Với cảng hàng không quốc tế và cao tốc nối Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long-Vân Đồn-Móng Cái cũng như cơ chế chính sách đặc thù. Hiện Vân Đồn đã cơ bản hội tụ đủ các yếu tố để trở thành trung tâm của sự phát triển của Quảng Ninh cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Cùng với Hạ Long, Vân Đồn là đôi cánh vững chắc để Quảng Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030.

Sức bật mới cho Vân Đồn

Năm 2009, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định 1296/QĐ-TTg ngày 19/8.

Theo quy hoạch, Vân Đồn là khu kinh tế tổng hợp được vận hành theo quy chế riêng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh và vùng Duyên hải Bắc Bộ; là trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ, đảo Hải Nam và các thành phố phía Đông Trung Quốc; là đầu mối giao thương quốc tế, động lực chính để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đầu tự hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng khu vực Đông Bắc của Tổ quốc.

Bám sát định hướng phát triển này, để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và hoàn thành việc xây dựng Vân Đồn đến năm 2050 là "một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực châu Á-Thái Bình Dương” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong hơn 10 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã rất linh hoạt, chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện quy hoạch, tạo bước phát triển mới, nhất là trong việc huy động nguồn lực để triển khai các dự án động lực, tạo nền cho sự phát triển của Vân Đồn.

Tháng 2/2020, Thủ tướng Chính phủ vừa có điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp và là cửa ngõ giao thương quốc tế.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng cho biết: Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý đầu tư xây dựng, thu hút các nhà đầu tư, tổ chức phân bố dân cư, phân bố đô thị, phân bố không gian các khu chức năng và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm đảm bảo môi trường sống bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Vân Đồn.

Như vậy, việc phát triển Khu kinh tế Vân Đồn mang tính đột phá, tập trung vào các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Cùng với đó là sự kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm lợi ích quốc gia, với giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội; tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại.

fj

Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn.

Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 266/QĐ-TTg ngày 17/02/2020 với nhiều điểm mới so với quy hoạch đã được phê duyệt trước đó hơn 10 năm (năm 2009). Đó là đã cập nhật các dự án động lực gồm sân bay, đường cao tốc; quy mô dân số có sự thay đổi với giai đoạn 2030 là 140.000 – 200.000 người, giai đoạn 2040 là 300.000 – 500.000 người.

Định hướng cấu trúc phát triển không gian Khu kinh tế Vân Đồn chia theo 2 vùng gồm đảo Cái Bầu và quần đảo Vân Hải, định hướng thành 5 vành đai phát triển gồm: Vành đai nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; vành đai du lịch sinh thái gắn với bảo vệ di sản thiên nhiên; Vành đai đô thị dịch vụ, văn hóa và vui chơi giải trí (khu vực phía Đông đảo Cái Bầu); vành đai dịch vụ, thương mại công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ hậu cần (khu vực phía Tây đảo Cái Bầu); vành đai dự trữ phát triển mở rộng phía Tây (thuộc địa giới thành phố Cẩm Phả và huyện Tiên Yên).

So với quy hoạch cũ, định hướng phát triển không gian mới của Vân Đồn ngoài khu vực đảo Cái Bầu thì ở khu vực quần đảo Vân Hải được nghiên cứu và tối đa các giá trị sinh thái đặc hữu để tạo ra giá trị khác biệt cho Khu kinh tế Vân Đồn.

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh đã đáp ứng yêu cầu phát triển Vân Đồn trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển – đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế.

Mới đây nhất, Chính phủ cũng cho phép tỉnh Quảng Ninh thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh; trong đó Trưởng Ban quản lý là một Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế Vân Đồn; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công, dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu kinh tế Vân Đồn theo quy định của pháp luật.

Ban Quản lý đầu mối quản lý nhà nước về Khu Kinh tế Vân Đồn, đầu mối chính nghiên cứu, tham mưu, bám sát hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại Khu kinh tế Vân Đồn nhanh và bền vững, dựa trên cơ sở phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của Vân Đồn; chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến; phát huy nội lực và thu hút ngoại lực.

Thu hút các nhà đầu tư chiến lược

Để hiện thực mục tiêu Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào trước năm 2030, cùng với mở rộng địa giới hành chính, đô thị hạt nhân Hạ Long, Quảng Ninh ưu tiên đặc biệt đầu tư Khu kinh tế Vân Đồn. Đồng thời, tỉnh cũng tập trung xây dựng và ban hành các quy chế và hệ thống công cụ quản lý quy hoạch; tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, đầu tư, tài nguyên môi trường theo quy hoạch đã được duyệt; hoàn thiện tổ chức, bộ máy Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 14/11/2019 Chính phủ.

sg

Một góc Vân Đồn.


Từ năm 2012 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã huy động, thu hút trên 57.600 tỷ đồng (tương đương 2,62 tỷ USD) để đầu tư kết cấu hạ tầng, các công trình động lực phục vụ phát triển Khu kinh tế Vân Đồn; trong đó, vốn ngân sách chiếm 30%, vốn ngoài ngân sách chiếm 70% - chủ yếu bằng hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Trong số đó, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước là 17.300 tỷ đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu tư (gồm: ngân sách Trung ương 2.050 tỷ đồng, chiếm 3,6%, ngân sách địa phương 15.250 tỷ đồng, chiếm 26,4% tổng vốn đầu tư); đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách là 40.300 tỷ đồng, chiếm 70% (chủ yếu bằng hình thức đầu tư PPP).

Tại các buổi làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư để lắng nghe ý kiến và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ở Khu kinh tế Vân Đồn hồi tháng 3 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Thắng khẳng định quan điểm, Quảng Ninh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Song, các nhà đầu tư cũng cần phải trách nhiệm cùng với tỉnh trong việc huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, nhất là đối với những dự án đã được giao đất, cho thuê đất, dự án động lực, trọng điểm về dịch vụ, thương mại, du lịch đẳng cấp quốc tế.

Ngoài ra, tỉnh cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công đối với những dự án có tầm nhìn chiến lược, có trọng tâm trọng điểm, tạo sức bật cho các dự án khác như Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái; Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp có casino; đường trục chính khu đô thị Cái Rồng; đường nối sân bay với khu phức hợp nghỉ dưỡng Vân Đồn…

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh hiện đang tập trung rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cho phù hợp với Quyết định số 266 ngày 17/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040.

Minh Nhật

Minh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông sang Nhật Bản

Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen cấp đông sang Nhật Bản

Sau hai năm đàm phán, sáng 7/5, Đồng Tháp tổ chức lễ công bố lô hàng đầu tiên với 15 tấn củ sen xuất khẩu đi Nhật Bản, mở ra cơ hội trồng sen lấy củ ở miền Tây.
Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Sau 3 lần hủy đấu thầu vàng, giá vàng miếng SJC tăng vọt lên trên 86 triệu đồng/lượng, nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.
An Gia (AGG) thu nghìn tỷ từ bàn giao sản phẩm dự án trong quý đầu năm 2024

An Gia (AGG) thu nghìn tỷ từ bàn giao sản phẩm dự án trong quý đầu năm 2024

Nhờ tiếp tục bàn giao các sản phẩm tại dự án Westgate (Bình Chánh, TP.HCM) và The Standard (Bình Dương), An Gia đạt lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 200 tỷ đồng trong quý I/2024. Công ty duy trì cơ cấu tài chính lành mạnh, nợ vay thấp và tiến đến hết nợ trái phiếu trong quý II/2024.
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, việc đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính đó là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
8 điểm nổi bật trên bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm

8 điểm nổi bật trên bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực, nhìn chung tốt hơn tháng 3 và 3 tháng đầu năm; tính chung 4 tháng đầu năm 2024 đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực, với 8 kết quả nổi bật.
Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Diện tích trồng sầu riêng tăng nóng, phá vỡ mọi quy hoạch

Trong Quy hoạch Trồng trọt đề ra định hướng đến năm 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng, nhưng hiện nay diện tích trồng sầu riêng đã vượt gấp đôi so với định hướng phát triển sầu riêng trong đề án phát triển.
Tiền lương trung bình của công chức, viên chức dự kiến tăng khoảng 30%

Tiền lương trung bình của công chức, viên chức dự kiến tăng khoảng 30%

Tiền lương trung bình của công chức, viên chức khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ cao hơn khoảng 30% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Xuất khẩu thủy đã có tín hiệu hồi phục

Xuất khẩu thủy đã có tín hiệu hồi phục

Quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD.
Quy định mới về nhập khẩu hàng hóa của Đài Loan

Quy định mới về nhập khẩu hàng hóa của Đài Loan

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan (TFDA) áp dụng quy định mới cho hàng hóa nhập khẩu dùng làm thực phẩm và được phân loại theo mã CCC.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động