Từ câu chuyện của bé Bắp: Tìm hiểu về bệnh ung thư máu ở trẻ em

Ung thư máu là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, xảy ra khi tủy xương sản xuất quá nhiều bạch cầu bất thường, lấn át tế bào máu khỏe mạnh.
Bé Bắp là ai, bị bệnh gì? Phạm Thoại tên thật là gì, quê ở đâu? Phạm Thoại hủy mega live giữa lùm xùm từ thiện

Gần đây, mạng xã hội xôn xao về lời kêu gọi từ thiện của TikToker Phạm Thoại và chị Lê Thị Thu Hòa, mẹ bé Bắp (Minh Hải, 4 tuổi), hiện đang điều trị ung thư máu. Vậy ung thư máu là bệnh gì, nhận biết như thế nào và nguyên nhân do đâu?

Hiện tại, bé Bắp vẫn đang được điều trị tại Singapore. Ảnh NVCC
Hiện tại, bé Bắp vẫn đang được điều trị tại Singapore. Ảnh NVCC

Ung thư máu, còn gọi là bệnh bạch cầu hay máu trắng, là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên, chiếm gần 1/3 tổng số ca ung thư được ghi nhận. Phần lớn các trường hợp bệnh bạch cầu ở trẻ em thuộc dạng cấp tính dòng lympho (ALL), tiếp đến là cấp tính dòng tủy (AML), trong khi bệnh bạch cầu mãn tính ít gặp hơn.

Đây là một bệnh lý ác tính của hệ tạo máu, gây rối loạn quá trình sản sinh bạch cầu, khiến chúng phát triển bất thường và lấn át hồng cầu cũng như tiểu cầu. Bình thường, bạch cầu có nhiệm vụ chống nhiễm trùng, còn hồng cầu vận chuyển oxy trong cơ thể, nhưng khi bị bệnh, các tế bào máu xấu chiếm ưu thế, làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe người mắc.

Ung thư máu ở trẻ em được chia thành ba loại chính: bệnh bạch cầu, ung thư hạch (lymphoma) và u tủy. Trong đó, bệnh bạch cầu là dạng phổ biến nhất.

Dấu hiệu nhận biết ung thư máu ở trẻ em

Thiếu máu: Ung thư máu khiến tủy xương sản xuất quá mức bạch cầu, làm giảm số lượng hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt.

Nhiễm trùng dai dẳng: Do chức năng bạch cầu suy giảm, trẻ dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, chảy nước mũi, viêm họng kéo dài và không thuyên giảm dù dùng kháng sinh.

Dễ bầm tím và chảy máu: Trẻ mắc ung thư máu thường xuất hiện các vết bầm không rõ nguyên nhân hoặc chảy máu cam thường xuyên. Nguyên nhân là do lượng tiểu cầu suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng đông máu.

Đau xương và khớp: Tủy xương là nơi sản xuất tế bào máu, khi bạch cầu tăng sinh bất thường sẽ gây áp lực lên xương và khớp, dẫn đến đau nhức, đặc biệt ở chân và cột sống.

Sưng hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc bẹn có thể sưng to, cứng do sự tích tụ bất thường của bạch cầu.

Rối loạn tiêu hóa, sụt cân: Ung thư máu có thể khiến gan, lá lách, thận và dạ dày sưng to, gây chướng bụng, đau dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến sụt cân nhanh chóng.

Ho và khó thở: Khi tế bào bạch cầu tích tụ quanh tuyến ức hoặc vùng cổ, trẻ có thể bị ho kéo dài, khó thở. Thiếu hồng cầu cũng làm giảm khả năng vận chuyển oxy, khiến tình trạng này trầm trọng hơn.

Đau đầu, buồn nôn, co giật: Khi tế bào ung thư lan đến hệ thần kinh trung ương, trẻ có thể bị đau đầu kéo dài, sốt, buồn nôn hoặc co giật.

Phát ban da: Các vết ban đỏ hoặc tím có thể xuất hiện trên da do sự suy giảm tiểu cầu, làm tăng nguy cơ xuất huyết dưới da.

Mệt mỏi, kiệt sức: Sự phát triển mất kiểm soát của tế bào ung thư làm suy yếu cơ thể, khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù nghỉ ngơi đầy đủ.

Nguyên nhân gây ung thư máu ở trẻ em

Từ câu chuyện của bé Bắp: Tìm hiểu về bệnh ung thư máu ở trẻ em
Bệnh bạch cầu là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em.

Bệnh bạch cầu là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 25,8% tổng số ca ung thư, với khoảng 3.715 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ và đang tiếp tục được nghiên cứu. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ đã được xác định, bao gồm:

Các hội chứng di truyền: Trẻ mắc một số hội chứng bẩm sinh có nguy cơ cao hơn mắc ung thư máu, chẳng hạn như hội chứng Down, hội chứng Li-Fraumeni, u xơ thần kinh và thiếu máu Fanconi.

Hệ miễn dịch suy giảm: Một số trẻ sinh ra với hệ miễn dịch kém do đột biến di truyền, như trong hội chứng Ataxia-telangiectasia, hội chứng Wiskott-Aldrich, hội chứng Bloom và hội chứng Shwachman-Diamond. Ngoài ra, trẻ sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau khi ghép tạng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tiền sử gia đình: Trẻ có anh chị em ruột mắc bệnh bạch cầu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tiếp xúc với tác nhân độc hại: Phơi nhiễm với bức xạ, hóa trị liệu hoặc một số hóa chất độc hại cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ.

Ung thư máu ở trẻ em sống được bao lâu?

Tuổi thọ của trẻ mắc ung thư máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại bệnh, giai đoạn chẩn đoán, phương pháp điều trị và khả năng đáp ứng của cơ thể. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cơ hội kéo dài tuổi thọ và thậm chí khỏi bệnh là rất cao. Dưới đây là tiên lượng sống của từng loại ung thư máu:

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: Những người được chẩn đoán ở giai đoạn sớm có thể sống trung bình là 98 tháng (khoảng 8 năm), ở giai đoạn trung bình, thời gian sống trung bình là 65 tháng (khoảng 5,5 năm) và ở giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ còn 42 tháng (khoảng gần 4 năm).

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: Đây là loại ung thư máu phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở người trưởng thành. Nếu phát hiện kịp thời, có khoảng 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 60 tháng (5 năm). Tuy nhiên, người lớn tuổi mắc bệnh này thường có tuổi thọ khá kém.

Bệnh bạch cầu lympho mạn tính: Nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B, bệnh nhân ung thư máu sẽ có thể sống từ 10-20 năm. Tuy nhiên, những người mắc bệnh bạch cầu lympho mãn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp.

Bệnh bạch cầu lympho cấp tính: Thông thường, những người mắc loại bệnh bạch cầu này sống trung bình chỉ 4 tháng. Tuy nhiên, khoảng 80% bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho ở trẻ em có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, chỉ có khoảng 40% người lớn có cơ hội chữa khỏi bệnh, và điều này chủ yếu phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong nhóm tuổi 3 - 7, cơ hội phục hồi hoàn toàn là cao nhất.

Điều trị ung thư máu ở trẻ em

Các phương pháp áp dụng điều trị ung thư máu ở trẻ em hiện nay bao gồm:

Thay thế tủy xương: Đây là phương pháp chính để thay thế tủy xương bị hỏng, kích thích sản xuất hồng cầu và kiềm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Phương pháp này có thể bao gồm việc ghép tủy từ cuống rốn hoặc cấy tế bào gốc.

Hóa trị liệu: Sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư máu và ngăn tế bào phát triển.

Xạ trị màng não: Được áp dụng để kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư trong màng não.

Ngăn ngừa tế bào phát triển lên não: Các biện pháp như: Xạ trị và hóa trị được sử dụng để ngăn ngừa tế bào ung thư lan đến não.

Nếu bệnh được phát hiện sớm, trẻ có hệ miễn dịch tốt và đáp ứng tích cực với điều trị, cơ hội phục hồi hoàn toàn có thể đạt được sau 3 - 5 năm.

Chủ động phòng ngừa ung thư nhờ những thói quen đơn giản Chủ động phòng ngừa ung thư nhờ những thói quen đơn giản
Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư vú: Dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh nguy hiểm này Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư vú: Dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh nguy hiểm này
Những người mang tâm lý lạc quan, hơn một lần chiến thắng bệnh ung thư Những người mang tâm lý lạc quan, hơn một lần chiến thắng bệnh ung thư
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Giải độc gan là việc bạn cần làm mỗi ngày để đảm bảo lá gan khỏe mạnh, gan có sức thực hiện trọng trách vốn dĩ thuộc về nó. Vậy uống gì để thải độc gan nhanh và hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế vừa chỉ đạo điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP.HCM.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
Ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Sữa chua là món ăn nhẹ bổ dưỡng, tốt cho đường ruột. Nghiên cứu mới cho thấy ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân cho người cao huyết áp

Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân cho người cao huyết áp

Béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ cao huyết áp và các biến chứng nghiêm trọng, do đó, giảm cân phù hợp là rất quan trọng cho người bệnh.
Suy gan, thận sau khi chạy marathon 42km

Suy gan, thận sau khi chạy marathon 42km

Sau khi chạy 42km tại một giải marathon, nam bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê và bị tổn thương gan, thận, buộc phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của thịt cua

Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của thịt cua

Thịt cua có nhiều vitamin C, B6, protein, canxi, magiê, kali, kẽm, selen và một số dưỡng chất có lợi khác. Nhờ đó, thịt cua mang lại những lợi ích sau.
“Bỏ túi” những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp

“Bỏ túi” những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có nhiều chức năng quan trọng, vì vậy việc sử dụng thực phẩm đảm bảo tốt cho sức khỏe và tốt cho tuyến giáp ngày càng được quan tâm.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Những dấu hiệu cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm

Những dấu hiệu cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm

Cholesterol cao có thể gây ra những thay đổi ở chân khi đi bộ vì tắc nghẽn động mạch. Đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm về mức cholesterol nguy hiểm.
Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Cô gái trẻ nhập viện cấp cứu trong tình trạng lở loét vùng mặt, sưng phù toàn thân sau khi tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau răng cùng thuốc cảm.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa công bố báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần mức quy định.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Những ai không nên ăn măng?

Những ai không nên ăn măng?

Măng là món được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại thực phẩm này.
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè trước cổng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), 12 học sinh đã có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để điều trị.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Một vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp, khiến 33 học sinh, giáo viên và tình nguyện viên xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Chỉ trong 30 giây, không cần thiết bị y tế, bạn có thể tự thực hiện bài kiểm tra đơn giản tại nhà để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón

Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón

Quân y Đồn Biên phòng Tri Lễ đã cứu sống một người dân bị ngộ độc lá ngón bằng bài thuốc dân gian từ nước cây chuối, rau má và con nhái.
Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Canxi là dưỡng chất thiết yếu cho xương và nhiều chức năng sinh lý, thường được bổ sung qua sữa. Việc áp dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi từ sữa hiệu quả hơn.
33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi tham dự Ngày hội STEM tổ chức tại Trường Đại học Đồng Tháp, trong đó 29 người phải nhập viện để điều trị.
Phân biệt đột quỵ và đột tử

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Tại Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa đột quỵ và đột tử, cho rằng đây là cùng một bệnh. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau, có nguyên nhân và dấu hiệu riêng.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Việc ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng khi tham gia chạy marathon đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên vì chủ quan, nhiều người vẫn phạm phải sai lầm trong cách rèn luyện bộ môn thể thao này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn được coi là một vấn nạn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong công cuộc phòng chống này, các trường học, cơ sở giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động