Trẻ bị ốm cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, chính vì thế nên rất cần một chế độ ăn uống khoa học để bé hồi phục nhanh chóng. Những gạch đầu dòng dưới đây là đáp án giúp mẹ biết bé bị ốm nên ăn gì.
Uống nhiều nước
Nước là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể. Đặc biệt với các bé bị sốt, tiêu chảy, cơ thể bị thiếu nước nghiêm trọng, mẹ cần bổ sung đủ nước để cơ thể được khỏe mạnh. Đồng thời, với các bé bị sổ mũi và viêm đường hô hấp thì cũng nên bổ sung nhiều nước để đường hô hấp thông thoáng hơn.
Bổ sung vitamin
Vitamin và khoáng chất là hợp chất quan trọng giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Một số dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ bao gồm: vitamin A, C, B, D, canxi, kẽm, sắt, kali,… Mẹ có thể cho bé dùng nước ép trái cây hoặc các loại rau củ, trái cây giàu vitamin như: xoài chín, ổi, dâu tây, bơ, chuối chín, dâu tây,…
Tăng cường đạm
Vì sau khi ốm dậy trẻ sẽ bị suy nhược, cơ thể xanh xao nên các thực phẩm giàu đạm như: trứng, sữa, thịt bò, hải sản,… sẽ rất cần thiết cho sự hồi phục nhanh chóng của trẻ. Các món cháo loãng từ thịt sẽ giúp bé ăn khỏe và nhanh chóng lấy lại vị giác như lúc đầu.
Bổ sung men vi sinh
Một trong những nhóm thực phẩm giải đáp tốt nhất câu hỏi “bé bị ốm nên ăn gì” chính là nhóm men vi sinh. Các vi chất này sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, kích hoạt enzyme làm việc khiến cho bé có cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, men vi sinh còn giúp bé hấp thu dưỡng chất tốt, kích thích vị giác giúp bé ăn khỏe, bồi bổ cơ thể tốt hơn.
Để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn trẻ bị bệnh, các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến một số yếu tố sau:
Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
Thức ăn cho trẻ ốm cần chế biến loãng và giàu chất dinh dưỡng.
Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.
Bổ sung nhiều nước cho trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị tiêu chảy.
Canh, súp, nước cháo… chỉ để bù nước, không nên coi các loại đó là thức ăn vì chúng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Đối với những trẻ bị tiêu chảy, cần tránh cho ăn các thức ăn chứa nhiều nhiều đường, đồ uống có ga vì có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn chứa nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng và khó tiêu hóa như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu… Cần theo dõi trẻ cẩn thận như số lần đi ngoài để sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm khác và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Đối với những trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, sổ mũi, gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng.
Đối với những trẻ bị sốt, phụ huynh phải theo dõi nhiệt độ liên tục để tránh những diễn biến xấu có thể xảy ra.
Khi bị ốm, đa số trẻ đều lười ăn, thậm chí bỏ ăn. Ba mẹ nên chuẩn bị những thức ăn dễ tiêu hóa, có khả năng dung nạp nhanh, ưu tiên những món ăn mà trẻ thích. Phụ huynh nên chia nhỏ các bữa ăn với khẩu phần nhỏ thay vì ăn một bữa chính với yêu cầu trẻ phải ăn no.
Với bất kỳ bệnh lý nào, phụ huynh cũng cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Trong đó từng bệnh sẽ có những món ăn khác nhau, giúp trẻ đẩy nhanh tốc độ phục hồi, nhanh khỏi ốm hơn và giảm nguy cơ bệnh diễn biến xấu.