Trà Vinh: Xây dựng vùng nguyên liệu dừa đạt chuẩn VietGAP

Nhằm gia tăng thu nhập và tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững, Trà Vinh quyết tâm tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ trồng dừa để phát triển sản xuất chuỗi dừa theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đồng Tháp: Phát triển mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP Dừa sáp Cầu Kè được chứng nhận VietGAP Trà Vinh:Trồng bưởi da xanh chuẩn VietGAP đạt hiệu quả cao
Trà Vinh phát triển trồng dừa theo hướng VietGAP
Trà Vinh phát triển trồng dừa theo hướng VietGAP

Trà Vinh là tỉnh đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa sông và biển đã hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giồng cát. Đây là lợi thế để cây dừa sinh trưởng, phát triển trên đất pha cát trong điều kiện hay khí hậu khắc nghiệt.

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, UBND tỉnh Trà Vinh quyết định triển khai trồng dừa theo hướng tập trung, phát triển chuỗi dừa theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ. Đồng thời, tỉnh Trà Vinh cũng sẽ đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các vùng nguyên liệu dừa kết hợp nghiên cứu những giống cây dừa chất lượng nhất để nhân giống.

Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Dừa được trồng tập trung trên địa bàn các huyện như Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần và Châu Thành với một số loại dừa: dừa dâu xanh, dừa dâu vàng, dừa xiêm xanh được trồng tại các vùng nguyên liệu tập trung gắn với phát triển chiến lược.

Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 2 vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế: Vùng nguyên liệu dừa hữu cơ ở xã Tân Hòa huyện Tiểu, do Công ty cổ phần Chế biến dừa Á Châu (Bến Tre) bao tiêu sản phẩm; Vùng nguyên dừa ở xã Đại Phước, huyện Càng Long, do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) bao tiêu sản phẩm.

Dừa Trà Vinh hiện nay được đánh giá cao
Dừa Trà Vinh hiện nay được thị trường đánh giá cao

Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết: Tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt "Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dừa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022-2025".

"Đến năm 2025, năng suất dừa đạt khoảng 16 tấn/ha; có ít nhất 8.000 ha dừa theo hướng hữu cơ, trong đó 6.000 ha đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế. Ngoài ra, ít nhất 10 doanh nghiệp liên kết với các hộ sản xuất dừa xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao ra thị trường. Trong đó, có 2 doanh nghiệp mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm", Chủ tịch UNBND tỉnh Trà Vinh nhấn mạnh.

Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Trà Vinh đanh kêu gọi các doanh nghiệp tập trung, xây dựng vùng nguyên liệu dừa đạt tiêu chuẩn Châu Âu nhằm tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm. Qua đó cũng kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến dừa tại địa bàn.

Ngoài ra, theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của HĐND tỉnh Trà Vinh, quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021- 2025 tỉnh sẽ hỗ trợ người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác trồng mới hoặc cải tại diện tích trồng dừa, đồng thời đăng ký và quản lý vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP.

Đan Tâm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ công mỹ nghệ Việt trước ngã rẽ đổi mới

Thủ công mỹ nghệ Việt trước ngã rẽ đổi mới

Không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang đứng trước cơ hội tái định vị mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Nhưng làm sao để bảo tồn và phát triển bền vững ngành nghề này trong thời đại số?
eHerbal: Sống lành cùng thảo mộc Việt và khoa học hiện đại

eHerbal: Sống lành cùng thảo mộc Việt và khoa học hiện đại

Từ tình yêu với thảo dược Việt, một nữ cử nhân sinh học đã kiến tạo nên eHerbal – thương hiệu thực phẩm và dược liệu thiên nhiên mang triết lý "sống lành", vươn ra thị trường quốc tế bằng công nghệ sấy thăng hoa hiện đại và khát vọng phụng sự cộng đồng.
Tây Ninh chuẩn hóa điều kiện nuôi yến, mở rộng cánh cửa xuất khẩu sang Trung Quốc

Tây Ninh chuẩn hóa điều kiện nuôi yến, mở rộng cánh cửa xuất khẩu sang Trung Quốc

Từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ Nghị định thư 2025 giữa Việt Nam và Trung Quốc, Tây Ninh đang triển khai giám sát dịch bệnh chim yến và chuẩn hóa quy trình sản xuất tổ yến. Hoạt động này không chỉ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mà còn góp phần xây dựng thương hiệu yến sào Việt Nam trên thị trường quốc tế.
OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

OCOP Hà Nội: Đậm đà bản sắc – Vững vàng hội nhập

Với tiềm năng lớn và bản sắc văn hóa đặc trưng, Hà Nội đã và đang phát huy hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) như một hướng đi chiến lược để nâng tầm giá trị nông sản, khơi dậy sức sống làng nghề và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Xây dựng thương hiệu chè hữu cơ từ nền tảng quản lý sinh thái

Áp dụng hiệu quả IPM và IPHM không chỉ giúp bảo vệ nương chè trước biến đổi khí hậu mà còn nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường.
Sản phẩm OCOP góp phần làm đẹp văn hóa Việt

Sản phẩm OCOP góp phần làm đẹp văn hóa Việt

Không chỉ là nông sản chất lượng cao, sản phẩm OCOP đang trở thành cầu nối đưa văn hóa Việt đến gần hơn với cộng đồng trong nước và quốc tế, thông qua các lễ hội, sự kiện và hoạt động quảng bá sáng tạo tại nhiều địa phương.
OCOP và cuộc chuyển mình sau sáp nhập

OCOP và cuộc chuyển mình sau sáp nhập

Sáp nhập đơn vị hành chính mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít băn khoăn với các hợp tác xã OCOP. Dù tên tỉnh thay đổi, điều quan trọng là giữ được giá trị văn hóa, vùng nguyên liệu và thương hiệu truyền thống.
Từ hội chợ đến sàn số, đôi cánh giúp OCOP bay xa

Từ hội chợ đến sàn số, đôi cánh giúp OCOP bay xa

Từ lợi thế bản địa, sản phẩm OCOP Cao Bằng đang từng bước mở rộng thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Khi hội chợ trở thành bệ phóng và chuyển đổi số được đẩy mạnh, thương hiệu đặc sản vùng cao có cơ hội vượt ra khỏi bản làng.
Hà Nội giữ vai trò trung tâm quảng bá OCOP

Hà Nội giữ vai trò trung tâm quảng bá OCOP

Những ngày đầu tháng 6, Hà Nội trở thành điểm hẹn đặc sắc của các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền, thu hút sự quan tâm của người dân, du khách và doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa thương mại và bản sắc tạo nên sức sống mới cho chuỗi nông sản Việt.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Thanh Hóa tạo đột phá chiến lược từ tổ chức bộ máy: Công bố nhân sự chủ chốt tại 166 xã, phường

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thanh Hóa công bố nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị mới

Dấu mốc 24 năm thành lập - Halcom Việt Nam kiên định phát triển bền vững, vươn mình cùng Kỷ nguyên mới của dân tộc

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động