Ngành hàng xoài của tỉnh Đồng Tháp có những bước phát triển mạnh khi nông dân đã mạnhdạn chuyển đổi tư duy canh tác, thực hiện liên kết sản xuất. Dù vậy ngành hàngxoài vẫn còn nhiều điểm yếu, việc xác định tiềm năng và thách thức nhằm địnhhướng thị trường tiêu thụ (xuất khẩu, và tiêu thụ nội địa) là điều cần thiết.
Xoài được chọn là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp
Trước đây, hầu như nhà vườn chỉ quan tâm đến vấn đề sản lượng mà chưa quan tâm đếnnhu cầu thị trường, dẫn đến thực trạng dội chợ do sản lượng tập trung cùng lúcquá nhiều. Chất lượng xoài cũng không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu khi bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gây khó khăn cho doanh nghiệp thu mua, chế biến trong nước.
Nhận thấy sản xuất xoài theo kiểu cũ đã không còn phù hợp cộng với sự hỗ trợ của cácngành hữu quan, nhiều nhà vườn mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Nhiều nhà vườn nhận định, không chỉ riêng thị trường xuất khẩu mới đòi hỏi về sản phẩm an toàn mà người tiêu dùng trong nước cũng không ngoạilệ. Nông dân trồng xoài muốn tồn tại thì phải sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiện tại, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng thêm được 6 điểm thực hành sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn và 6 mô hình canh tác xoài rải vụ đủ điều kiện an toàn ở huyện Cao Lãnh và TP. Cao Lãnh với tổng diện tích hơn 416ha, đến nay nâng tổng diện tích sản xuất rải vụ cả tỉnh đạt 6.300ha. Các địa phương cũng nhân rộng mô hình bao trái xoài trên 85% diện tích, thành lập 8 hợp tác xã, 29 tổ hợp tác sản xuất xoài liên kết xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy và công ty. Hàng năm, các công ty, nhà máy đã cung cấp ra thị trường từ 6.000 - 7.000 tấn xoài tươi và xoài chế biến.
Đặc biệt, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác chứng nhận GAP đủ điều kiện xuất khẩu xoài sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Newzealand, Trung Quốc, Nga và Mỹ thông qua các doanh nghiệp ở TP. HCM và Hà Nội.
Nhà vườn trồng xoài ngày càng quan tâm đến sản xuất xoài theo hướng an toàn
Mới đây nhất, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và Nước sạch Nông thôn phối hợp Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thanh Bình đã tiến hành giao vật tư hỗ trợ mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP.
Để thực hiện mô hình, Trung tâm phối hợp cùng Trung tâm DVNN huyện Thanh Bình, Hội quán Đất Ngọt xã Tân Quới chọn được 25 hộ nông dân đủ điều kiện tham gia mô hình với diện tích 11 ha. Mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện từ nguồn kinh phí khuyến nông Quốc gia năm 2020 thuộc Dự án Xây dựng mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Đồng Tháp từ 2020 – 2022.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% vật tư nông nghiệp gồm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Số tiền phân hỗ trợ cho 11 ha là 59.070.000 đồng (urea 2513,5 kg, lân Ninh Bình 4.812,5 kg, phân kali 1.468,5 kg). Thuốc bảo vệ thực vật có giá trị 11.000.000 đồng (thuốc amistar 250SC, Antracol 70WP, Yamida 10WP). Phân bón hữu cơ vi sinh 16,5 tấn với giá trị 82.500.000 đồng.
Nông dân tham gia mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP ở Đồng Tháp được nhận vật tư hỗ trợ
Nông dân tham gia mô hình được tập huấn về kỹ thuật tỉa cành tạo tán, kích thích ra đọt non, tạo mầm hoa, quản lý dinh dưỡng và cải thiện chất lượng trái xoài. Qua đó giúp các nhà vườn áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật ngay từ đầu vụ, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ nội địa và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đồng thời, nông dân tham gia mô hình trên cơ sở tự nguyện, vườn xoài có diện tích từ 0,1 ha trở lên, cây xoài từ 06 năm tuổi trở lên. Vườn được thiết kế đúng tiêu chuẩn, có khả năng thoát nước tốt; không bị nhiễm nặng sâu bệnh hại; có khả năng liên kết với các hộ liền kề để chung đầu mối về nguồn nước, nguồn điện; có lực lượng lao động, có khả năng tiếp thu các biện pháp kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất sau khi được huấn luyện, đào tạo; có khả năng góp vốn đối ứng để thực hiện dự án và chưa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của ngân sách nhà nước cho cùng một nội dung của mô hình.
Mô hình nhằm ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thâm canh xoài theo ViêtGAP, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ nội địa và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất. Liên kết sản xuất, tiêu thụ, cấp mã số vùng trồng và phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng xoài tỉnh Đồng Tháp.
Mai Quỳnh