Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam từ kinh nghiệm các mô hình trên thế giới

Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi nghiên cứu, tìm hiểu giới thiệu, phân tích một số mô hình BĐCL GDĐH, tổ chức BĐCL của GDĐH trên thế giới cũng như trong khu vực nói chung và vấn đề BĐCL GDĐH ở Việt Nam nói riêng.
Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam từ kinh nghiệm các mô hình trên thế giới.
Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam từ kinh nghiệm các mô hình trên thế giới. Ảnh minh hoạ

Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay, với sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì vấn đề phát triển, đào tạo nguồn lực con người là yếu tố quan trọng. Các nước đang không ngừng coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bảo đảm chất lượng (BĐCL) trong giáo dục đại học (GDĐH) đã phát triển từ rất lâu và rất thịnh hành trong hệ thống GDĐH của các nước tiên tiến trên thế giới. BĐCL đã trở thành xu thế tất yếu toàn cầu, đi kèm với đó là sự ra đời của các tổ chức, đơn vị BĐCL và các công cụ BĐCL. Trong bối cảnh này, công tác BĐCL của các cơ sở GDĐH tại Việt Nam hiện đang là một vấn đề cấp bách đang được Đảng, Nhà nước và xã hội hết sức quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi nghiên cứu, tìm hiểu giới thiệu, phân tích một số mô hình BĐCL GDĐH, tổ chức BĐCL của GDĐH trên thế giới cũng như trong khu vực nói chung và vấn đề BĐCL GDĐH ở Việt Nam nói riêng.

ENSURE THE QUALITY OF HIGHER EDUCATION IN VIETNAM FROM THE EXPERIENCE OF UNIVERSITIES AROUND THE WORLD

Abstract: In the context of globalization associated with the development of the current knowledge economy, with the spread of the 4.0 Industrial Revolution, the issue of developing and training human resources is an important factor. Countries are constantly attaching importance to improving the quality of education and training. Quality assurance in higher education has been developing for a long time and is very popular in the higher education systems of advanced countries around the world. Quality assurance has become an inevitable global trend, accompanied by the birth of quality assurance organizations, units and quality assurance tools. In this context, quality assurance of higher education institutions in Vietnam is currently an urgent issue of great concern to the Party, State and society. Within the scope of this article, the author researches, learns, introduces, and analyzes a number of models of quality assurance in higher education, typical quality assurance organizations through periods of educational development. Universities in the world as well as in the region in general and the issue of ensuring the quality of higher education in Vietnam in particular.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng GDĐH nói riêng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Ở Việt Nam, vấn đề BĐCL giáo dục nói chung và bảo đảm chất lượng trong GDĐH nói riêng đã được đề cập đến từ những năm chuyển giao giữa thế kỷ XX và thế kỷ XXI, và được đặc biệt quan tâm trong vòng 20 năm vừa qua. Đã có nhiều mô hình BĐCL GDĐH được triển khai ở nước ta. Tuy nhiên, công tác BĐCL ở các trường đại học hiện nay chưa được quan tâm đúng mức và chưa thành hệ thống; đa phần chỉ mới dừng lại ở hình thức kiểm soát chất lượng. Vì vậy, việc học hỏi mô hình kinh nghiệm trên thế giới trong công tác BĐCL GDĐH là hết sức cần thiết.

2. Khái quát bảo đảm chất lượng trong giáo dục đại học

Với sự ra đời của các hệ thống BĐCL GDĐH trên thế giới, việc thống nhất những định nghĩa cho các thuật ngữ thường dùng trong các hoạt động BĐCL và trong nghiên cứu chuyên môn là rất quan trọng. BĐCL thực sự là hiện tượng khá mới trong GDĐH nếu so sánh với các lĩnh vực khác như công nghiệp hay kinh tế. BĐCL trong giáo dục liên quan tới các chính sách, qui trình mang tính thực tiễn và đem lại hiệu quả cùng với chất lượng. Theo Harvey: “Bảo đảm chất lượng trong giáo dục đại học là tập hợp các chính sách, thủ tục, hệ thống và thực hành trong và ngoài tổ chức được thiết kế để đạt được, duy trì và nâng cao chất lượng” [8, 2015].

Có thể hiểu, BĐCL trong GDĐH là: các quy trình quản lý và đánh giá một cách có hệ thống nhằm giám sát hoạt động của các trường/tổ chức GDĐH, BĐCL đầu ra và cải tiến chất lượng. Theo định nghĩa của tổ chức SEAMEO thì BĐCL giáo dục là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, quy trình, thủ tục mà thông qua sự hiện diện và sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng sứ mạng và mục tiêu giáo dục được thực hiện, các chuẩn mực đang được duy trì và nâng cao [10, 1999].

Hệ thống BĐCL GDĐH gồm các thành phần:

- BĐCL bên trong là tổng thể các hệ thống, nguồn lực và thông tin được sử dụng để thiết lập, duy trì và cải tiến chất lượng cũng như các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Các cơ chế giám sát trong hệ thống BĐCL bên trong được vận hành nhằm duy trì và nâng cao chất lượng GDĐH [3, 2016].

- BĐCL bên ngoài là hoạt động do tổ chức bên ngoài cơ sở giáo dục triển khai. Tổ chức này thực hiện đánh giá hoạt động của cơ sở giáo dục/chương trình đào tạo để xác định cơ sở giáo dục/chương trình đào tạo có đáp ứng các tiêu chuẩn đã thống nhất, xác định từ trước hay không [9, 2007].

Như vậy, hệ thống BĐCL GDĐH có thể được khái quát như sau: BĐCL bên trong bao gồm hoạt động giám sát, tự đánh giá và cải thiện chất lượng; trong khi đó, hình thức của BĐCL bên ngoài gồm việc thực hiện đối sánh, kiểm toán, đánh giá - kiểm định. Mặc dù có sự khác biệt trong hoạt động nhưng cả BĐCL bên trong và BĐCL bên ngoài đều cùng hướng đến mục tiêu chung là cải tiến liên tục và nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở để triển khai các hoạt động này là sự lãnh đạo hiệu quả và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

3. Mô hình bảo đảm chất lượng giáo dục đại học trên thế giới

Hiện nay, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đã trở nên khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Trong số 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia Mạng lưới quốc tế các tổ chức BĐCL GDĐH (INQAAHE), phần lớn đều triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng GDĐH, trung học chuyên nghiệp nhằm mục đích quản lý, giám sát và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục [3].

Mô hình BĐCL bên trong của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) gồm các thành tố: công cụ kiểm tra; công cụ đánh giá; quy trình BĐCL cho các hoạt động cụ thể; công cụ BĐCL cụ thể; và các hoạt động liên tục cải thiện chất lượng. Đối với AUN, BĐCL trong GDĐH là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng tất cả các lĩnh vực công tác của nhà trường và cung cấp định nghĩa BĐCL bên trong như sau: “tổng thể các hệ thống, nguồn lực và thông tin dành cho việc thiết lập, duy trì và cải thiện chất lượng và tiêu chuẩn của hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Đó là một hệ thống mà dưới sự tác động của nó, các nhà quản lý và nhân viên hài lòng với cơ chế kiểm soát đang hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng trong giáo dục đại học” [6, 2011].

Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của các nước trên thế giới khá đa dạng về mặt sở hữu (nhà nước, các hiệp hội hay các tổ chức, cá nhân), về đối tượng kiểm định (trường, chương trình, tất cả các cấp học hay chỉ giáo dục đại học...), về tính phụ thuộc hay độc lập với nhà nước (độc lập hoàn toàn với nhà nước, độc lập trong việc đưa ra các quyết định chuyên môn nhưng vẫn nhận kinh phí của nhà nước hay phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước).

Ở Hoa Kỳ hiện nay, tất cả các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đều không trực thuộc nhà nước. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của các nước khác đều do nhà nước thành lập và nhận kinh phí hỗ trợ của nhà nước. Hiện nay, trên thế giới có ba mô hình kiểm định chất lượng giáo dục:

Mô hình thứ nhất, bao gồm một số tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập với nhau, có nhiệm vụ triển khai các hoạt động đánh giá ngoài và có thẩm quyền công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mô hình này cần có một tổ chức mang tính hiệp hội để liên kết và đại diện cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, qua đó, tạo diễn đàn để các tổ chức này có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tuy nhiên, theo mô hình này, sự liên kết giữa các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khá lỏng lẻo và nhà nước khó quản lý. Ngoài Hoa Kỳ và Canađa, không nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng mô hình này.

Mô hình thứ hai, tập trung cho một hoặc một vài cấp học, thí dụ: tổ chức kiểm định chất lượng GDĐH, trung học chuyên nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông... Phần lớn các quốc gia sử dụng mô hình này.

Mô hình thứ ba, tập trung cho tất cả các cấp học, thí dụ: tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng các trường mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học với sự hỗ trợ của hệ thống các đơn vị đánh giá ngoài. Văn phòng chuẩn quốc gia đánh giá chất lượng giáo dục (ONESQA) của Thái Lan là một thí dụ điển hình cho mô hình này.

Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục của các quốc gia cũng không giống nhau. Một số quốc gia chỉ kiểm định trường, một số khác chỉ kiểm định chương trình, nhưng cũng có những quốc gia đồng thời sử dụng cả hai hình thức trên. Đặc biệt, có tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không trực tiếp kiểm định các cơ sở giáo dục mà chỉ đi kiểm định các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khác, như Hội đồng kiểm định giáo dục đại học - CHEA, Hoa Kỳ, và cấp phép hoạt động cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khác như Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (US Department of Education) hay Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của Đức. [1, 2016].

4. Thực trạng công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay và bài học kinh nghiệm thế giới

Mô hình BĐCL giáo dục ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nước trên thế giới có kinh nghiệm triển khai các hoạt động nay. Trong quá trình tiếp cận với nhiều mô hình BĐCL và kiểm định chất lượng giáo dục trên thế giới, mô hình BĐCL giáo dục ở Việt Nam đang từng bước được hình thành, phù hợp với mô hình BĐCL của nhiều nước trên thế giới, nhất là mô hình của Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, AUN, những mô hình được tiếp tục phát triển trên mô hình chung của Châu Âu. Mô hình BĐCL giáo dục của Việt Nam có 3 cấu phần sau:

- Hệ thống BĐCL bên trong của nhà trường.

- Hệ thống BĐCL bên ngoài nhà trường (hệ thống đánh giá ngoài bao gồm các chủ trương, quy trình và công cụ đánh giá)

- Hệ thống các tổ chức BĐCL (các tổ chức đánh giá ngoài và các tổ chức kiểm định độc lập).

Nội dung dưới đây được trình bày theo 3 cấu phần trên.

Một là, triển khai xây dựng hệ thống BĐCL bên trong các cơ sở giáo dục; cải tiến chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng.

Hiện nay đã có 110 trường đại học có trung tâm và đơn vị chuyên trách về BĐCL đã được thành lập, trong đó có 5 trung tâm do chính phủ Hà Lan hỗ trợ thành lập và triển khai hoạt động trong 3 năm qua. Các hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy, đánh giá chương trình, kiểm toán nội bộ đang được triển khai thực hiện và mở rộng quy mô áp dụng.

Hai là, triển khai các hoạt động đánh giá ngoài.

20 trường đại học và 4 chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng đã được đánh giá ngoài. Trong số các trường đại học đó có 12 trường do tổ chức HBO raad Hà Lan đánh giá và 8 trường do tổ chức EST và CQAIE Hoa kỳ cùng các chuyên gia Việt Nam đánh giá. Các trường đại học này đã được hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định và đề nghị Bộ trưởng công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Ba là, chuẩn bị cho việc hình thành hệ thống các tổ chức kiểm định độc lập để triển khai các hoạt động đánh giá khách quan.

Bộ Giáo dục & Đào tạo đang khẩn trương hoàn thiện văn bản Quy định về điều kiện thành lập chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổ kiểm định chất lượng giáo dục độc lập để có thể sớm thành lập các cơ quan kiểm định độc lập.

Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trương xây dựng và củng cố hệ thống các đơn vị làm công tác đánh giá tại các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sở giáo dục và đào tạo; đẩy nhanh tiến độ thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập.

Báo cáo mới nhất của Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết, toàn quốc đã có hơn 1.200 chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học được kiểm định và cấp chứng nhận. Trong đó, hơn 860 chương trình đào tạo được các tổ chức trong nước kiểm định bằng bộ tiêu chuẩn trong nước và khoảng 400 chương trình đào tạo được các tổ chức kiểm định nước ngoài kiểm định; có hơn 180 cơ sở GDĐH đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước, chín cơ sở được tổ chức kiểm định nước ngoài kiểm định; 11 trường cao đẳng sư phạm và bốn chương trình giáo dục mầm non trình độ cao đẳng đã được kiểm định.

Để bảo đảm việc xây dựng hệ thống các tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hình thành "mạng lưới" theo Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020, thời gian qua, Cục Quản lý chất lượng đã phối hợp xây dựng nội dung quy định liên quan tổ chức kiểm định công lập, tiếp tục tham mưu để công nhận hoạt động đối với ba tổ chức kiểm định nước ngoài tại Việt Nam gồm: Tổ chức ASEAN University Network-Quality Assurance (AUN-QA); Tổ chức High Council for Evaluation of Research and Higher Education (Hcéres) và Tổ chức The Quality Assurance Agency for Higher Education (QAA) trong năm 2022. Hiện Cục cũng đã tiếp nhận và đang thẩm định hồ sơ của bốn tổ chức kiểm định nước ngoài khác đăng ký hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Thực tế cho thấy, với khối lượng công việc chuyên môn khổng lồ, trong bối cảnh nhân lực tham gia công tác kiểm định còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, ngành giáo dục đã nỗ lực triển khai thực hiện quy định mới về bồi dưỡng kiểm định viên theo quy định tại Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT. Kết quả là, năm học 2022 - 2023 đã có thêm ba tổ chức kiểm định chất lượng tư thục được tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiểm định viên GDĐH và cao đẳng sư phạm (trong tổng số bảy tổ chức kiểm định của cả nước), nâng tổng số đơn vị tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên lên sáu đơn vị.

Trên cơ sở đó, so các năm trước, năm học 2022 - 2023 được đánh giá là một bước nhảy vọt, khi có tới năm cơ sở GDĐH của Việt Nam trong Bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 (Best Global Universities); sang năm 2023, có thêm hai cơ sở (tổng là năm cơ sở) có tên trong bảng xếp hạng QS World University Rankings 2023; 10 cơ sở trong bảng xếp hạng Webometrics và năm cơ sở giáo dục trong bảng xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi 2021 (THE Emerging Economies University Rankings 2021)... [6, 2023].

Theo công bố mới nhất của Times Higher Education (THE), Việt Nam có 6 cơ sở GDĐH lọt bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024 (THE WUR 2024). Trong đó, Trường Đại học Duy Tân và Trường Đại học Tôn Đức Thắng cùng nằm trong nhóm 601 - 800 thế giới, tiếp tục dẫn đầu các trường đại học Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng ở nhóm 1.201 - 1.500. Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Huế cùng xếp thứ 1.501+, giữ nguyên thứ hạng, so với năm ngoái. Đáng chú ý, Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh lần đầu vào bảng xếp hạng đại học thế giới này, nhưng với trạng thái "reporter" (nhóm được báo cáo) [4, 2023].

Để có được những kết quả trên, cùng với công tác kiểm định chất lượng (đánh giá ngoài), là sự nỗ lực của chính các cơ sở GDĐH trong việc thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo GDĐH (năm 2018) với những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm xây dựng và phát triển hệ thống BĐCL giáo dục bên trong cơ sở GDĐH phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu và điều kiện thực tế của cơ sở.

Tuy nhiên, thời gian qua, một số cơ sở GDĐH vẫn chưa quan tâm và chú trọng xây dựng hệ thống BĐCL bên trong nhà trường do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của hệ thống BĐCL bên trong, chưa chú trọng đến công tác tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, thiếu nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở vật chất.

Bài học kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Việc xây dựng và phát triển hệ thống BĐCL quốc gia, đặc biệt là thiết kế của hệ thống từ việc sử dụng các công cụ BĐCL, chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức BĐCL đến vai trò của các bên tham gia, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dựa trên mô hình BĐCL trên thế giới và hiện trạng BĐCL trong GDĐH Việt Nam hiện nay kinh nghiệm rút ra ở đây là:

Một là, cần khuyến khích và thường xuyên thúc đẩy vai trò chủ động, tích cực của các trường đại học, cao đẳng thông qua tăng cường sự tham gia của các tổ chức hiệp hội vào hoạt động BĐCL ngoài. Các hiệp hội có thể là Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (mới thành lập) hoặc Hiệp hội BĐCL GDĐH và Hiệp hội kiểm định chất lượng GDĐH (chưa tồn tại, cần thành lập).

Hai là, kết hợp sử dụng đa dạng nhiều công cụ BĐCL nhằm đa dạng hoá hoạt động BĐCL, khai thác tối đa các thế mạnh của các công cụ khác nhau để công tác BĐCL toàn diện hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Việc sử dụng kết hợp nhiều công cụ khác nhau cũng nhằm đảm bảo công tác này bao trùm được nhiều mặt và khía cạnh của chất lượng trong GDĐH. Đối với những nền GDĐH kém phát triển trong đó BĐCL chủ yếu chỉ dựa vào kiểm định chất lượng như Việt Nam, BĐCL chỉ được hiểu một cách hạn chế và nhầm lẫn với kiểm định chất lượng. Việc đa dạng hoá các công cụ còn hỗ trợ thay đổi nhận thức này.

Ba là, thúc đẩy, hỗ trợ phát triển hệ thống BĐCL nội bộ trong các trường đại học, cao đẳng. Thẩm định nội bộ (Internal Audit), đánh giá đồng cấp và đối sánh là những công cụ BĐCL nội bộ cần được thúc đẩy sử dụng tại các trường đại học, cao đẳng.

Bốn là, nâng cao tính thực chất của các hoạt động và công cụ BĐCL. Trước hết, nhất thiết phải có cơ chế xác nhận thong tin công khai của các trường đại học, cao đẳng, có thể qua một tổ chức độc lập như một cơ quan thống kê giáo dục, hoặc có thể sử dụng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Năm là, cần thiết lập cơ chế quản lý, quy định pháp lý và quy tắc nghề nghiệp phù hợp và chặt chẽ đối với các tổ chức, cá nhân tham gia BĐCL. Do năng lực BĐCL ở các trường đại học, cao đẳng còn hạn chế, nhu cầu được tư vấn về công tác này là rất lớn. Điều tối quan trọng ở đây là phải có cơ chế quản lý hiệu quả, phù hợp và khung pháp lý thuận lợi để một mặt tạo môi trường lành mạnh và đảm bảo tính liêm chính trong các hoạt động chuyên môn, mặt khác hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” và tiêu cực xảy ra trong đánh giá chất lượng.

5. Kết luận

Trong thực tiễn xây dựng đất nước ta hiện nay, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Điều đó đỏi hỏi phải có bước đột phá trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước” [2, 2021, tr.136]. Trong đó không thể thiếu hoạt động BĐCL, hoạt động giúp duy trì, đảm bảo, cải tiến và nâng cao chất lượng trong GDĐH. Hình thành, hoạt động, duy trì và phát triển hệ thống BĐCL là công việc quan trọng, cần thiết với bất kỳ trường đại học nào. Việc nghiên cứu mô hình BĐCL trong GDĐH của các nước giúp Việt Nam đúc kết được những kinh nghiệm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đất nước, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tiến Dũng (2016), Hoạt động khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục trong cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị số 9-2016 (http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/1974-hoat-dong-khao-thi-va-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-trong-co-so-dao-tao-dai-hoc-o-viet-nam-hien-nay.html)

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXb CTQGST, H.

3. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Tài liệu hướng dẫn Đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA - phiên bản 3.0. Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nhật Hồng (2023), Bài 1: Những con số phát triển của giáo dục đại học Việt Nam, đăng ngày 01/11/2023 (https://daibieunhandan.vn/giao-duc--y-te1/bai-1-nhung-con-so-phat-trien-cua-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-i348383/ ).

5. “Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (INQAAHE)”, www.inqaahe.org.

6. Hà Thân (2023), Siết kiểm định, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, đăng ngày ngày 29/09/2023 (https://nhandan.vn/siet-kiem-dinh-bao-dam-chat-luong-giao-duc-dai-hoc-post77 4854.html )

7. AUN Secretariat. (2011), Guide to AUN Actual Quality Assessment At Programme Level - Version No. 2.0.

8. Harvey L. (2015), Analytic quality glossary. Quality Research International. Retrieved on January 22,2015,

http://www.qualityresearchinternational.com/glossary/.

9. Sanyal, B. C., Martin, M. (2007), Quality assurance and the role of accreditation: An overview. Report: Higher Education in the World 2007: Accreditation for Quality Assurance: What is at Stake.

10. SEAMEO (1999), Quality Assurance for Higher Education in Asia and the Pacific, Bankok: SEAMEO Regional Centre for Higher Education and Development.

ThS. Phạm Tuyết Ngân, Phòng Quản lý chất lượng, Trường Đại học Công đoàn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh Hoá: Trao giải thưởng Khoa học và Công nghệ lần thứ hai năm 2023

Thanh Hoá: Trao giải thưởng Khoa học và Công nghệ lần thứ hai năm 2023

Chiều 28/12/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Khoa học và Công nghệ lần thứ hai và tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Thanh Hoá: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án, nhiệm vụ nông thôn miền núi

Thanh Hoá: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án, nhiệm vụ nông thôn miền núi

Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo khoa học: “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025 và định hướng đề xuất danh mục các nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
Thanh Hoá: Hội thảo khoa học phản biện Đề án thành lập Bệnh viện Lão khoa

Thanh Hoá: Hội thảo khoa học phản biện Đề án thành lập Bệnh viện Lão khoa

Sáng 19/12/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa, đã tổ chức hội thảo khoa học phản biện “Đề án thành lập Bệnh viện Lão khoa tỉnh Thanh Hóa”. Căn cứ vào dự thảo Đề án và các tài liệu có liên quan được Sở Y tế Thanh Hoá gửi đến Liên hiệp hội, ý kiến của các thành viên Hội đồng phản biện và các chuyên gia.
Thanh Hoá: Sáu công trình được tặng giải thưởng khoa học và công nghệ năm 2023

Thanh Hoá: Sáu công trình được tặng giải thưởng khoa học và công nghệ năm 2023

Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản thông báo kết quả xét tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa năm 2023. Trên cơ sở kết quả kiểm phiếu, hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hoá đã quyết định 6 công trình được tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa năm 2023.
Tăng cường hợp tác trong chuyển đổi số tại tỉnh Lào Cai

Tăng cường hợp tác trong chuyển đổi số tại tỉnh Lào Cai

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu khách quan đối với từng quốc gia, từng địa phương, từng đơn vị, từng ngành, từng lĩnh vực.
Thanh Hoá: Hội thảo khoa học quản lý và điều trị bệnh nhân viêm gan, xơ gan, ung thư gan

Thanh Hoá: Hội thảo khoa học quản lý và điều trị bệnh nhân viêm gan, xơ gan, ung thư gan

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình Hội thảo khoa học chủ đề: Quản lý và điều trị bệnh nhân viêm gan, xơ gan và ung thư gan. với sự tham dự của 200 đại biểu là các bác sĩ đang công tác tại các Bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Tây Nguyên

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Tây Nguyên

Sáng ngày 25/10 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Gia Lai đã phối hợp với Viện Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển giáo dục Tây Nguyên tổ chức Hội thảo về chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực NN&PTNT các tỉnh Tây Nguyên thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
VinUni rất coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học có chất lượng

VinUni rất coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học có chất lượng

Giáo sư Laurent El Ghaoui cho biết VinUni rất coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học có chất lượng, với mục tiêu trở thành một đại học có đẳng cấp cao trên bản đồ đại học thế giới.
Hiểu đúng về việc cài đặt tài khoản định danh điện tử

Hiểu đúng về việc cài đặt tài khoản định danh điện tử

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (mã số định danh điện tử của công dân), mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
Hưng Yên tập huấn về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Hưng Yên tập huấn về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Các đại diện của doanh nghiệp tại Hưng Yên đã nắm vững các yêu cầu và điều kiện cần thiết để được công nhận là doanh nghiệp KHCN, một danh hiệu quan trọng cho sự phát triển và công nhận trong lĩnh vực này.
VinFast hâm nóng triển lãm Green Growth Show 2023 với loạt xe điện thông minh và phụ kiện độc đáo

VinFast hâm nóng triển lãm Green Growth Show 2023 với loạt xe điện thông minh và phụ kiện độc đáo

Đến với Triển lãm Sản phẩm, Dịch vụ Tăng trưởng xanh diễn ra từ ngày 13-17/9 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP.HCM), khách tham quan không chỉ được chiêm ngưỡng loạt sản phẩm xe điện thông minh thương hiệu Việt cùng các phụ kiện độc đáo lần đầu ra mắt mà còn có cơ hội nhận gói ưu đãi “khủng” khi đặt mua ô tô điện VinFast.
VinBigdata phát triển thành công công nghệ AI tạo sinh

VinBigdata phát triển thành công công nghệ AI tạo sinh

Ngày 21/8, Công ty Cổ phần VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) công bố xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, đặt nền móng cho việc xây dựng các giải pháp tích hợp AI tạo sinh. Sự kiện không chỉ đưa VinBigdata trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam làm chủ công nghệ AI tạo sinh mà còn đánh dấu cho những bước phát triển đầu tiên của một “ChatGPT phiên bản Việt”.
Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành văn bản số 690/TTg-KGVX yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá, các giải pháp toàn diện, hiệu quả để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo.
VinBigdata ra mắt Bộ giải pháp Phân tích hình ảnh thông minh Vizone

VinBigdata ra mắt Bộ giải pháp Phân tích hình ảnh thông minh Vizone

Ngày 24/7, Công ty Cổ phần VinBigdata công bố ra mắt Bộ giải pháp Phân tích hình ảnh thông minh Vizone thế hệ mới nhất - phiên bản toàn cầu. Công nghệ không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tiết kiệm kinh phí mà còn góp phần thúc đẩy tự động hóa, nâng cao chất lượng an ninh toàn diện.
Khai trương phòng kiểm nghiệm do Chính phủ Nhật Bản tại trợ

Khai trương phòng kiểm nghiệm do Chính phủ Nhật Bản tại trợ

Sáng 20/7, Trung tâm kiểm nghiệm kiểm chứng và dịch vụ chất lượng – RETAQ đã long trọng tổ chức Lễ Bàn giao trang thiết bị và Khai trương phòng kiểm nghiệm do Chính phủ Nhật Bản tại trợ.
Chuyên gia bật mí lý do xe điện VinFast được chấm ‘điểm tuyệt đối’

Chuyên gia bật mí lý do xe điện VinFast được chấm ‘điểm tuyệt đối’

Loạt xe điện VinFast mới ra mắt tại triển lãm “VinFast – Vì tương lai xanh” nhận được “điểm số” cao từ giới chuyên gia. Đây cũng là những mảnh ghép được các chuyên gia đánh giá đã làm nên dải sản phẩm xe điện quy mô chưa từng có cũng như tầm vóc của VinFast.
Chuyên gia: 'VinFast – Vì tương lai xanh' là hành trình của những kì tích

Chuyên gia: 'VinFast – Vì tương lai xanh' là hành trình của những kì tích

“Nếu một hãng xe ra mắt được vài sản phẩm xe điện trong 6 năm đã là kinh khủng rồi nhưng VinFast còn làm được điều không tưởng hơn đó là ra mắt cả một hệ sinh thái và phát triển rộng khắp trên thế giới, thể hiện sự khác biệt to lớn về nguồn lực đầu tư, năng lực triển khai, tốc độ thực hiện”, PGS TS Lý Hùng Anh, chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, giám khảo Hội đồng kỹ thuật ASEAN NCAP nói.
Lái xe điện VinFast vui hơn với loạt tính năng trợ lý ảo mới

Lái xe điện VinFast vui hơn với loạt tính năng trợ lý ảo mới

Bản cập nhật mới của Trợ lý Ảo VinFast, do VinBigData phát triển bổ sung loạt tính năng mới, mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị khi sử dụng ô tô điện.
Bắc Giang: Tích cực cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Bắc Giang: Tích cực cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin.
Hơn 190 đại biểu cả nước tham dự “Hội thảo về công tác quản lý trong hoạt động phát thanh, truyền hình”

Hơn 190 đại biểu cả nước tham dự “Hội thảo về công tác quản lý trong hoạt động phát thanh, truyền hình”

Vào đầu tháng 6 vừa qua, tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức “Hội thảo về công tác quản lý trong hoạt động phát thanh, truyền hình”, với sự tham dự của hơn 190 đại biểu đến từ các Đài PTTH trên cả nước, đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình công tác năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thời cũng là sự kiện nằm trong Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024”) năm thứ 4 với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/2023/QĐ-TTg về cấp Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao.
Điều kiện thuê chuyên gia nước ngoài lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập

Điều kiện thuê chuyên gia nước ngoài lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư 07/2023/TT-BKHCN quy định việc thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập đối với người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.
Công nghệ đột phá, siêu bồn plasman “chấp” mọi thời tiết khắc nghiệt

Công nghệ đột phá, siêu bồn plasman “chấp” mọi thời tiết khắc nghiệt

Được sản xuất từ những hạt nhựa nguyên sinh HDPE 6 lớp đầu tiên tại Việt Nam, siêu bồn nhựa Plasman có khả năng chống chịu được nước nhiễm phèn, mặn, độ bền cao, giữ màu luôn tươi mới trong các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Rất nhiều người dân vùng nhiễm phèn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đang ưu tiên lựa chọn sản phẩm này.
Đề xuất điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN

Đề xuất điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN.
Hội thảo “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu sản phẩm”

Hội thảo “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu sản phẩm”

Sáng mai 28/4/2023, Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) sẽ tổ chức “Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu sản phẩm” tại Trung tâm Hội nghị Đại Huê Plaza, TP. Vinh, Nghệ An.
Hisense HVAC chi nhánh Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm mới

Hisense HVAC chi nhánh Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm mới

Vừa qua, tại khách sạn Grand Plaza Hà Nội, Hisense HVAC chi nhánh Việt Nam tổ chức thành công sự kiện ra mắt sản phẩm mới 2023 với chủ đề TOGETHER FOR A WIN-WIN FUTURE .
Ra mắt ứng dụng thuyết minh tự động bốn thứ tiếng về lịch sử Phú Thọ

Ra mắt ứng dụng thuyết minh tự động bốn thứ tiếng về lịch sử Phú Thọ

Ngày 21/4, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức ra mắt Ứng dụng phần mềm thuyết minh tự động. Theo đó, người dân, du khách đến tham quan Bảo tàng chỉ cần quét mã QR, tải ứng dụng 63Stravel - Khám phá Việt Nam là có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các tổ hợp trưng bày và những hiện vật tiêu biểu.
Khẳng định tầm nhìn phát triển xanh

Khẳng định tầm nhìn phát triển xanh

Kiên định mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, tăng cường hợp tác với các tổ chức ltrong nước và quốc tế để hỗ trợ triển khai nguồn vốn xanh và bền vững tại Việt Nam..
Tân Yên (Bắc Giang): Thành lập sàn thương mại điện tử nông sản

Tân Yên (Bắc Giang): Thành lập sàn thương mại điện tử nông sản

Ngày 5/4, UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) phối hợp cùng Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ NYP tổ chức hội nghị tiếp nhận sàn thương mại điện tử nông sản huyện Tân Yên.
Cựu chiến binh sáng chế máy tinh lọc mật ong

Cựu chiến binh sáng chế máy tinh lọc mật ong

Ông Nguyễn Mạnh Hùng ở phường Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã nghiên cứu và sáng chế thành công máy tinh lọc mật ong đủ điều kiện xuất khẩu, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận sáng chế và công nhận bản quyền.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động