Thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng

TH&SP Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động thương mại, dịch vụ, hoạt động mua sắm hàng hóa, chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh.

Đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng lớn đến nhiều hoạt động sản xuất, kinh tế và hoạt động xã hội của các nền kinh tế trên thế giới. Tình trạng thất nghiệp tăng cao, giá hàng nguyên liệu lao dốc, nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục hạ thấp dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2020.

Để đối phó với đại dich Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg của ngày 31/3/2020 quy định cách ly xã hội, từ ngày 1/4 đến ngày 22/4/2020. Những chỉ đạo kịp thời, quyết đoán của Nhà nước đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh, đổi lại nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Cụ thể trong tháng 4/2020, chỉ số cơ bản của kinh tế đều diễn biến rất xấu.

ggg

Trong tháng 4/2020, chỉ số cơ bản của kinh tế đều diễn biến rất xấu.

Theo số liệu của ngành Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 giảm 10,5% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất toàn ngành Công nghiệp 4 tháng chỉ tăng 1,8%, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Hoạt động mua sắm hàng hóa, chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh, nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành phải tạm đóng cửa; 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 4,3% (riêng tháng 4 giảm 26%).

CPI tháng 4/2020 giảm 1,54% so với tháng trước. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn; tái đàn lợn còn chậm; dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng.

4 tháng đầu năm, cả nước có 37.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 13,2% và giảm 17,9% vốn đăng ký, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 22.700 doanh nghiệp, tăng 33,6%.

Xuất nhập khẩu hàng hóa được xem là điểm sáng duy nhất của nền kinh tế. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 3,4%; trong đó xuất khẩu tăng 4,7%; nhập khẩu tăng 2,1%. Xuất siêu trên 3 tỷ USD.

Dự báo mới nhất của IMF, với kịch bản cơ sở (dịch COVID-19 đạt đỉnh trong quý II/2020 và giảm trong nửa cuối năm 2020), GDP toàn cầu năm 2020 sẽ âm 3%.

IMF cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay (tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á) đạt khoảng 2,7%.

Vì vậy, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần cần tập trung ưu tiên khởi động lại nền kinh tế, thúc đẩy phát triển, bên cạnh việc chú ý các biện pháp phòng, chống dịch.

“Phải làm sao tăng trưởng đạt được mục tiêu cần thiết”, Thủ tướng nói và nêu rõ, chúng ta phải đạt cao hơn mức dự báo của IMF.

Theo người đứng đầu Chính phủ, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao thì rất khó. Nhưng không thể và không được để tăng trưởng quá thấp vì có tăng trưởng mới giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tốt nhất.

Bên cạnh vấn đề làm sao tăng trưởng, Thủ tướng cũng lưu ý, kiểm soát được lạm phát dưới ngưỡng 4% cũng rất quan trọng.

dg

Sở Công Thương đề nghị các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Đồng hành cùng cả nước ổn định kinh tế, mới đây, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 1811/SCT-QLTM đề nghị các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng những tháng cuối năm 2020.

Công văn nêu rõ, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động thương mại, dịch vụ, hoạt động mua sắm hàng hóa, chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngoại trừ các cơ sở kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu) đã tác động đến tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020.

Theo số liệu thống kê kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng năm 2020 của Cục Thống kê Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2020 đạt 32,1 nghìn tỷ đồng, giảm 19,1% so với tháng trước và giảm 27,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 165,9 nghìn tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố về phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời, khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, để thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố những tháng cuối năm 2020 theo kịch bản tăng trưởng kinh tế của UBND thành phố, Sở Công Thương đề nghị các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ tình hình, thực tiễn của các loại hình kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực của đơn vị quản lý đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố trong những tháng cuối năm 2020…

Hạ Vy

Hạ Vy

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

Vừa qua, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản” với nhiều dấu ấn thành công. Chương trình không chỉ mang đến nhiều kiến thức bổ ích về an toàn vệ sinh lao động mà còn giới thiệu các kỹ thuật làm đẹp đặc biệt tại Nhật Bản để các học viên tham khảo mở rộng dịch vụ của salon, đồng thời xây dựng hình ảnh khác biệt và chuyên nghiệp trong lòng khách hàng.
Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Hiện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ngành rượu, bia trong bối cảnh thị trường còn khó khăn.
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

"Để thúc đẩy xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu thì các địa phương trong vùng cần tính toán, liên kết với nhau nhằm thống nhất phát triển các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - lâm - thủy sản thế mạnh của vùng", Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 3/2024.
Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú đang trải qua thời kỳ "phục hưng", đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng các chuyên gia như nhà phân tích Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma, người nuôi tôm hàng đầu Ấn Độ, lưu ý rằng các nhà sản xuất sẽ thật ngốc nghếch nếu loại bỏ tôm thẻ chân trắng.
Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Cây dừa đang tạo ra nguồn thu nhập cho khoảng 390.000 hộ nông dân Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế trực tiếp, cây dừa còn đóng góp lớn vào việc chống biến đổi khí hậu khi 1 ha dừa mỗi năm có thể lọc được 70 - 75 tấn CO2.
Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo các chuyên gia, ngành mây, tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Trước phản ánh của doanh nghiệp gặp khó khăn do vướng các quy định về xuất nhập khẩu dược liệu của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã có văn bản tháo gỡ vướng mắc, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế làm rõ chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu xuất khẩu có tính lưỡng dụng.
BAC A BANK mở rộng mạng lưới tại Đắk Lắk

BAC A BANK mở rộng mạng lưới tại Đắk Lắk

Vừa qua, ngân hàng TMCP Bắc Á đã long trọng tổ chức lễ khai trương Phòng giao dịch (PDG) Buôn Ma Thuột và đưa vào hoạt động trụ sở mới của chi nhánh Đắk Lắk. Sự ra đời phòng giao dịch Buôn Ma Thuột nâng số điểm giao dịch của BAC A BANK lên 175 điểm tại 42 tỉnh thành phố kinh tế trọng điểm trên cả nước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động