Chuyên gia tiết lộ số quả chuối nên ăn mỗi ngày để tốt cho sức khỏe Loại rau được coi là mang lại may mắn nhưng chỉ tốt khi ăn sống Bệnh nhân tiểu đường nên "né" những loại trái cây nào? |
Đặc điểm của thanh trà
Thanh trà còn được gọi sơn trà, chanh trà. Đây vốn là loại cây mọc dại ưa nắng nên rất dễ trồng.
Thanh trà thuộc giống cây gỗ, tương tự xoài, nhưng trái lại có kích thước và hình dáng giống chanh.
Thanh trà khi chưa chín sẽ có màu xanh, khi chín sẽ có màu vàng, vỏ bên ngoài vàng óng, nhẵn mịn đẹp mắt.
Đặc điểm bên ngoài của quả thanh trà khá giống với quả chanh dây và quả dâu da nên rất hay bị nhầm lẫn. Bao quanh bên ngoài thanh trà là một màu vàng bóng đẹp mắt, quả mọc thành chùm gần san sát nhau nên đây là cách để bạn dễ phân biệt thanh trà với dâu da và chanh dây.
Thanh trà có 2 loại:
Thanh trà ngọt: Trái thon, hơi dài, vỏ dày, cứng, có lớp phấn trắng phủ bên ngoài.
Thanh trà chua: Trái tròn, vỏ mỏng, khi chín sẽ có màu vàng sậm ngả về cam.
Vụ chính của loại quả này bắt đầu từ tháng 12 cho đến hết tháng 4 năm sau.
Thanh trà có thể gọt vỏ ăn trực tiếp, nấu canh, làm mứt, làm nộm, dầm đá đường, ngâm đường, thỏ nướng quả thanh trà …
Tại Việt Nam, quả thanh trà mọc nhiều ở vùng Bảy Núi, đến thập niên 1950 thì xuất hiện ở Cần Thơ rồi được nhân rộng và trồng nhiều từ An Giang xuôi xuống Vĩnh Long. Dần dần, quả thanh trà trở thành đặc sản của miền Tây, được nhiều người yêu thích.
Thành phần hóa học
Cứ 149g thanh trà lại cung cấp 70calo, 18g đạm, 1g chất xơ, 3g Provitamin A, 46% nhu cầu Vitamin B6 mà cơ thể cần trong ngày, 7% nhu cầu về folate, 5% nhu cầu về magie, 5% nhu cầu về kali...
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, tất cả các bộ phận từ vỏ, cùi, thịt của thanh trà đều có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Thịt của thanh trà có vị thanh mát nên rất tốt để trị ho và giải rượu; phần vỏ thanh trà chứa hàm lượng tinh dầu lớn, lại có vị cay và tính ấm nên thường dùng để hóa đờm, trị ho, cảm cúm, tiêu hóa và giảm đau…
Lá thanh trà hay được dùng để tán khí, thông kinh lạc, tiêu sưng, tiêu viêm,... Bên cạnh đó, trong quả thanh trà còn chứa một hàm lượng insulin lớn, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong thành trà còn giúp tăng cường sức đề kháng và nuôi dưỡng làn da trẻ khỏe mạnh…
Tác dụng của thanh trà
Cải thiện khả năng trao đổi chất
Quả thanh trà có thể cải thiện sức khỏe trao đổi chất của bạn bằng cách giảm mức độ chất béo trung tính, lượng đường trong máu và insulin - một loại hormone giúp di chuyển đường trong máu vào tế bào của bạn để sử dụng làm năng lượng.
Ngoài ra, các bộ phận khác của quả thanh trà bao gồm cả lá, hạt từ lâu đã được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các vấn đề như giảm lượng đường trong máu cao.
Bổ sung dinh dưỡng
Phân tích thành phần dinh dưỡng trong quả thanh trà cho thấy có rất ít calo nhưng hàm lượng vitamin và chất khoáng khá cao, điển hình phải kể đến như chất xơ, vitamin A, vitamin B6,... rất tốt cho quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể.
Hỗ trợ tim mạch
Các nhà khoa học cho biết, quả thanh trà có rất nhiều loại chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng bảo vệ thành mạch, ngăn chặn bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như cao huyết áp, tụt huyết áp,...
Chữa táo bón
Nếu bạn thường xuyên bị táo bón thì có thể thêm quả thanh trà trong chế độ ăn để cải thiện. Chất xơ dồi dào trong loại quả này sẽ làm mềm chất thải, hỗ trợ đẩy chất thải tiêu hóa ra ngoài dễ dàng hơn, giảm tình trạng táo bón, đặc biệt là ở trẻ em.
Tốt cho thị lực
Theo một số nghiên cứu chứng minh, ăn thanh trà rất tốt cho sức khỏe thị lực. Thanh trà bổ sung thêm vitamin A cho cơ thể, hỗ trợ mắt sáng khỏe và ngừa bệnh thị lực, giảm lão hóa thị lực.
Thanh trà cung cấp các đặc tính chống viêm
Viêm mãn tính liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tim, bệnh não và bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy rằng quả thanh trà có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Những tác dụng chống viêm mạnh mẽ này có thể là do chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hàm lượng vitamin C và B6 có trong quả thanh trà được chứng minh có thể tăng khả năng chống oxy hóa cho cơ thể, từ đó cải thiện nhiều triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa và đường ruột như khó tiêu, đầy hơi,...
Thanh trà giúp chống ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ vỏ, lá và hạt của thanh trà có tác dụng chống bệnh ung thư. Chẳng hạn như một nghiên cứu trong ống nghiệm thực hiện bởi Khoa khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng, Đại học Quốc gia Jeju (Hàn Quốc) đã nhận thấy rằng chiết xuất từ vỏ của quả thanh trà khả năng ức chế sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư bàng quang ở người.
Ngoài ra, các chất trong thịt của quả thanh trà, gồm carotenoid và các hợp chất phenolic, được biết là đặc tính chống ung thư.
Beta carotene thể hiện tác dụng chống ung thư trong cả nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật, trong khi axit chlorogenic - hợp chất phenolic - được chứng minh là ngăn chặn sự phát triển của khối u trong nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm.
Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay |
Chữa đầy bụng khó tiêu sau Tết hiệu quả với các loại rau củ quả dễ kiếm |
Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe |