Thanh Hóa: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch Thanh Hoá: Phủ Na - Di tích lịch sử văn hoá, điểm du lịch tâm linh Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa dâng hương tại Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm |
toàn cảnh Thanh Hóa |
Trong bối cảnh, những tháng đầu năm 2022, du lịch trong nước vẫn đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lượng khách du lịch giảm sâu. Sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, hoạt động du lịch được "mở cửa", ngành du lịch phải đối diện với tình trạng thiếu hụt nhân lực du lịch, đứt gãy nguồn cung ứng, nguồn lực tái đầu tư cho du lịch khó khăn.
Nhờ có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, ưu tiên các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực du lịch; các ngành, địa phương, doanh nghiệp đã tích cực, chủ động cùng vào cuộc, tổ chức đa dạng các hoạt động, sự kiện nhằm kích cầu, thu hút khách du lịch; do đó, du lịch Thanh Hóa đã đạt được những thành tích nổi bật.
Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa về kết quả hoạt động du lịch tỉnh năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 cho biết, năm 2022, Thanh Hóa ước đón 11.011.000 lượt khách, tăng gấp 3,22 lần so với năm 2021, đạt 110,1% kế hoạch năm 202; tổng thu du lịch ước đạt 20.038 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2021, đạt 111,8% kế hoạch năm 2022.
Năm 2022, có 11 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch được cấp vốn triển khai, tổng vốn hơn 1.881 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 53 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó, có 41 dự án hoàn thành và 12 dự án đang triển khai thực hiện.
Tổng số dự án đầu tư kinh doanh du lịch đang triển khai là 81 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 145.800 tỷ đồng; trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn, hệ thống dịch vụ đồng bộ, có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước như: Khu du lịch sinh thái biển Tiến Thanh; Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn; Khu đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En, huyện Như Thanh, Khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương; Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương của Công ty Cổ phần ORG, Dự án Flamingo Linh Trường Khu B, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa của Công ty Cổ phần Flamingo Holding Group.
Một tổ hợp khách sạn 5 sao tại thành phố Sầm Sơn |
Báo cáo cũng định hướng rõ nhiệm vụ năm 2023 cần tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong Chương trình phát triển du lịch năm 2023; tiếp tục huy động các nguồn lực tập trung đầu tư cho phát triển du lịch, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án du lịch quy mô lớn đã khởi công nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và sản phẩm du lịch;
Phát triển các sản phẩm du lịch hiện có theo hướng tăng khả năng cạnh tranh, tiếp tục chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách du lich; nâng cao chất lượng dịch vụ, văn hóa ứng xử trong kinh doanh du lịch; tiếp tục đa dạng các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch với việc đẩy mạnh quảng bá bộ nhận diện thương hiệu “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”;
Tổ chức các chương trình kích cầu du lịch, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước; tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; triển khai đồng bộ, sâu rộng Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch; quyết tâm xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện, hấp dẫn.