Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc 2022 Nhiều hoạt động sôi nổi sẽ diễn ra tại Lễ hội Nghinh Ông Quảng Trị sắp diễn ra Lễ hội Văn hóa-Ẩm thực Việt Nam năm 2022 |
![]() |
Ảnh minh họa |
Sự kiện với chủ đề “Quế Văn Yên - Thương hiệu vươn xa” nằm trong kế hoạch phục hồi, thu hút khách du lịch với các sự kiện, lễ hội văn hóa của tỉnh sau đại dịch Covid-19.
Hoạt động được tỉnh Yên Bái tổ chức thường niên nhằm mục đích đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm Quế Văn Yên đến với bạn bè trong và ngoài nước; đồng thời bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá độc đáo của người Dao đỏ gắn với cây quế để phục vụ phát triển du lịch.
![]() |
Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá độc đáo của người Dao đỏ gắn với cây quế để phục vụ phát triển du lịch |
Theo ban tổ chức (BTC), tại lễ hội sẽ có nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là các tiết mục nổi bật, có màn diễu diễn “Cùng người Dao xuống phố” của 555 diễn viên và quần chúng; màn múa tập thể của 300 người Dao;
Trưng bày "Không gian văn hóa các dân tộc huyện Văn Yên"; hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP và quế Văn Yên; triển lãm ảnh nghệ thuật; hội thảo khoa học "Nâng cao giá trị và thương hiệu quế Văn Yên"; hội thi chế biến các sản phẩm quế với chủ đề tinh hoa miền đất quế; cuộc thi “Duyên dáng thiếu nữ vùng quế”...
Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động du lịch tâm linh, trải nghiệm, nghỉ dưỡng độc đáo, ấn tượng dành cho du khách; hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái, Viễn Sơn - Thờ ông Tổ trồng Quế sẽ diễn ra nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử, giúp người dân địa phương cũng như du khách hiểu thêm về quá trình khai khẩn, lập làng bản cũng như sự có mặt và phát triển của cây quế nơi đây.
![]() |
Du khách sẽ có dịp tìm hiểu về Lễ Cấp sắc 12 đèn, chữ viết,... của người Dao |
Cùng với đó, đây cũng là dịp để du khách hiểu thêm về những nét đặc sắc trong các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ bản địa từ Lễ Cấp sắc 12 đèn, chữ viết, hát Páo dung đến múa Rùa, múa Gông…
Đặc biệt, BTC sẽ thực hiện Lễ dâng hương tại đình Thác Cái, xã Viễn Sơn, nơi được coi là Tổ nghề trồng quế, mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, hoạt động, chế biến, tiêu thụ quế được nhiều may mắn, thuận lợi.
Xác định cây quế là cây trồng mũi nhọn, chính quyền huyện Văn Yên (vùng trồng quế lớn nhất tỉnh) đã có nhiều giải pháp quảng bá, giới thiệu sản phẩm quế đến bạn bè khắp mọi miền Tổ quốc; kết hợp những cánh rừng quế tại đây với các điểm du lịch thu hút khách du lịch, như: khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Đền Đông Cuông, đền Nhược Sơn, thác Ngòi A… gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc Dao đỏ, Tày, H’Mông…
Đồng thời, bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của người Dao đỏ gắn với cây quế để phục vụ phát triển du lịch.
![]() |
Kết hợp những cánh rừng quế tại đây với các điểm du lịch thu hút du khách |
Văn Yên là huyện có hơn 52.000 ha diện tích trồng quế với trên 80% số hộ trồng và có nguồn thu nhập từ quế; người dân của huyện khai thác trên 5.000 tấn quế vỏ các loại, tận thu trên 65.000 tấn cành lá quế, hơn 50.800 m3 gỗ quế... mang lại doanh thu đạt từ 600 - 800 tỷ đồng. Ngoài ra, có 86 doanh nghiệp, 29 hợp tác xã và trên 200 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, sản phẩm hàng hóa liên quan tới quế với trên 50 sản phẩm các loại, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động. Cây quế đã góp phần đắc lực vào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2021 xuống còn 18% và số hộ cận nghèo là 10,68 % theo tiêu chí mới. |
![]() |
![]() |