Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể sẽ trải qua hàng loạt thay đổi, trở nên rạng ngời, trẻ trung hơn. Với người bệnh ung thư, hoạt động thể chất đúng khoa học cũng giúp giảm mệt mỏi, nguy cơ trầm cảm và lo lắng, ngăn ngừa mất cơ bắp, cải thiện giấc ngủ, góp phần ngăn ngừa mắc các bệnh ung thư khác, bệnh tim, tiểu đường...
Một số bài tập mà người bị bệnh ung thư nên dành thời gian tập luyện như:
Các bài tập thở
Một số người bị ung thư có thể khó thở, Điều này khiến họ lười hoạt động thể chất. Lúc này, các bài tập thở giúp di chuyển không khí vào và ra khỏi phổi, cải thiện sức khỏe người bệnh. Những bài tập cũng giúp giảm căng thẳng, lo lắng, đồng thời khiến cơ bắp săn chắc.
Bài tập thăng bằng
Các bài tập thăng bằng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe, khả năng vận động linh hoạt trở lại. Duy trì sự cân bằng tốt cũng giúp mỗi người ngăn ngừa chấn thương, chẳng hạn như té ngã.
Việc tập thể dục mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh ung thư.
Aerobic
Aerobic còn được gọi là cardio, một loại bài tập làm tăng nhịp tim, có thể giúp người bệnh cảm thấy bớt mệt mỏi trong và sau khi điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi bác sĩ để điều chỉnh chế độ tập phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể di bộ, duy trì 3 đến 4 lần mỗi tuần, với tốc độ vừa phải.
Bài tập thể lực
Mất cơ bắp thường xảy ra khi người bệnh điều trị ung thư. Việc rèn luyện thể lực sẽ giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh, xây dựng cơ bắp. Đồng thời, thực hiện các bài tập tăng lượng cơ giúp cải thiện sự cân bằng, giảm mệt mỏi, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Hoạt động cũng giúp chống loãng xương, làm suy yếu xương do phương pháp điều trị ung thư gây ra.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị, mỗi người dành 2 ngày tập luyện sức mạnh toàn thân mỗi tuần. Các bài tập với tạ tay, máy tập thể dục, dây kháng lực là gợi ý cho người bệnh.
Duy trì động lực tập luyện là điều khó khăn khi cơ thể mệt mỏi, suy yếu. Trước tình huống này, bệnh nhân có thể tự thúc đẩy bằng cách đo số bước chân đi được hàng ngày bằng đồng hồ, tạo một cuốn nhật ký tập luyện để đặt mục tiêu trong thời gian ngắn.
Người bệnh ung thư phải thận trọng khi tập thể dục. Bạn có thể phải thay đổi kế hoạch tập luyện tùy thuộc vào tác dụng phụ của quá trình điều trị. Ví dụ, nếu điều trị gây mất xương, bạn nên tránh các bài tập gây căng thẳng ở cổ, tăng nguy cơ nga quỵ.
Lưu ý giúp tập luyện an toàn
- Ngay cả khi bạn đã hoạt động thể chất trước khi điều trị thì vẫn nên xây dựng chế độ tập luyện với cường độ nhẹ rồi tăng dân, điều này giúp tránh chấn thương, không nản lòng trong thời gian đầu.
- Tập thể dục trong môi trường an toàn: nếu điều trị đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, hãy tránh các phòng tập thể dục bí bách, vệ sinh kém, nơi vi khuẩn lây lan dễ dàng.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu mức năng lượng của bạn thấp, hãy điều chỉnh thời gian hoặc mức độ tập.
- Uống nhiều nước trong quá trình tập luyện để tránh mất nước.
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học: Các loại thực phẩm phù hợp, giàu protein, giúp cơ thể phục hồi sau khi tập thể dục. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Sức khỏe của bạn có thể thay đổi trong quá trình điều trị. Người bệnh duy trì kiểm tra các chỉ số sức khỏe quan trọng như: số lượng máu để biết nếu nó đáp ứng để tập thể dục.
Người bệnh ung thư phải thận trọng khi tập thể dục. Bạn có thể phải thay đổi kế hoạch tập luyện tùy thuộc vào tác dụng phụ của quá trình điều trị.
Ngoài luyện tập thể dục, người bị bệnh ung thư cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Việc duy trì chế độ ăn đúng đóng vai trò chìa khóa trong việc làm giảm nguy cơ ung thư.
Dưới đây là những lời khuyên trong chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư:
1. Ăn thực phẩm tươi mới
Ăn nhiều những thực phẩm từ thực vật như hoa quả, rau, ngũ cốc toàn phần, các loại hạt, đậu vv… Bắt đầu ngày mới với hoa quả và các loại hạt. Ăn sáng bằng ngũ cốc. Ăn một khẩu phần lớn sa lát các loại rau như rau diếp, cà chua, dưa chuột trước bữa trưa và trước bữa tối. Ăn nhẹ bằng hoa quả và các loại hạt (hạt hướng dương, hạt lanh, hạnh nhân, quả óc chó)…
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn ít hoa quả và rau xanh có nguy cơ gấp hai lần bị ung thư so với những người ăn lượng vừa phải hoa quả và rau. Hoa quả đặc biệt giúp bảo vệ chống loại các loại ung thư thực quản, thanh quản và ung thư liên quan đến khoang miệng. Bằng chứng chỉ ra rằng ăn nhiều hoa quả và rau có thể bảo vệ hiệu quả chống lại ung thư tuyến tụy, dạ dày, đại trực tràng, bàng quang, cổ tử ung, buồng trứng và nội mạc tử cung.
2. Tăng cường hấp thu chất xơ
Chất xơ là thành phần chính làm giảm nguy cơ ung thư. Tất cả những thực phẩm từ thực vật giàu chất xơ giúp làm sạch hệ tiêu hóa và loại bỏ những chất gây ung thư ra khỏi đường ruột trước khi chúng kịp gây hại cho bạn. Bạn có thể bổ sung chất xơ trong chế độ ăn bằng cách thay thế gạo trắng bằng gạo nâu, ăn hoa quả cả vỏ, lựa chọn bỏng ngô thay vì khoai tây chiên. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hấp thu chất xơ từ chế độ ăn có liên quan tỉ lệ nghịch với nguy cơ ung thư.
3. Tránh thực phẩm chế biến sẵn
Càng ăn những thực phẩm dưới dạng nguyên chất, hiệu quả bảo vệ cơ thể càng cao. Ví dụ, thay vì nước nước ép cam, hãy bóc vỏ và ăn cả quả cam.
4. Giảm thịt đỏ và sữa béo nguyên chất
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn kiêng giảm 50% nguy cơ ung thư so với những người ăn thịt. Điều này là vì thịt và sữa thiếu chất xơ, chất chống oxy hóa và các dưỡng chất có đặc tính bảo vệ chống ung thư và nhiều chất béo bão hòa có liên quan tới tăng nguy cơ ung thư. Nhưng bạn không nên loại bỏ thịt hoàn toàn khỏi chế độ ăn mà chỉ nên hạn chế. Chọn cá hoặc thịt gà nạc vì chúng chứa ít chất béo, tránh thịt chế biến sẵn như xúc xích. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do nitrosamin có trong chúng.
Người bị bệnh ung thư nên hạn chế lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể.
5. Lựa chọn chất béo một cách thông minh
Các chất béo no và chất béo trans gây hại cho sức khỏe vì vậy hãy hạn chế chúng. Chất béo no (chất béo xấu) có trong bơ, trứng, sữa nguyên kem và thịt đỏ, chất béo trans có trong thực phẩm chế biến và đồ ăn vặt như bánh mì kẹp thịt, pizza. Mặt khác, các chất béo không no (chất béo tốt như MUFA và PUFA được tìm thấy trong các loại dầu dạng lỏng như dầu oliu…
Các nguồn chất béo không no khác là quả bơ, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân. Ngoài ra, tập trung vào axit béo omega-3 để giúp chống viêm và hỗ trợ sức khỏe não và tim. Những nguồn axit béo omega-3 phong phú gồm cá hồi, cá ngừ và hạt lanh. Bạn có thể ăn cá 1 hoặc 2 lần mỗi tuần, cùng với bổ sung hạt lanh vào món sa lát, tránh thực phẩm chiên, kiểm tra thành phần chất béo xấu trên nhãn mác thực phẩm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo có liên quan tới nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng, với chất béo no được cho là đặc biệt có liên quan. Trong khi đó, đối với ung thư vú, hàm lượng chất béo toàn phần trong cơ thể là một yếu tố nguy cơ. Vì vậy, cần cắt giảm lượng chất béo.
6. Lựa chọn thực phẩm chống ung thư
Hệ miễn dịch cần khỏe mạnh để chống lại những tác nhân gây ung thư. Bạn cần ăn những thực phẩm nhiều màu sắc với các chất chống oxy hóa (vitamin A, C, E và selen) và các hóa chất thực vật giúp tăng cường miễn dịch và chống lại bệnh tật. Những thực phẩm như cà chua, súp lơ xanh, các loại rau lá xanh sẫm, nho, nam việt quất, cà rốt, bắp cải, tỏi, hành, nho, việt quất, ớt, các sản phẩm đậu nành như đậu phụ. Trà xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vì thế thay vì uống trà đen, hãy uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày.
7. Uống nhiều nước
Tăn cường hấp thu nước giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và bổ sung dinh dưỡng để tiêu diệt và ngăn ngừa các tế bào ung thư nhân lên. Tránh các đồ uống có đường như cola, nước ép trái cây vì chúng làm tăng tình trạng viêm và nguy cơ phát triển ung thư.
8. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến
Rửa sạch rau và hoa quả bằng bàn chải để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu. Ăn sống càng nhiều càng tốt, điều này sẽ giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng. Luộc rau với ít nước. Tránh đun dầu quá nóng vì nó có thể trở thành chất gây ung thư.
9. Duy trì những thói quen nấu ăn lành mạnh
Thay vì chiên, xào, hãy lựa chọn những cách chế biến lành mạnh như bỏ lò, luộc, hấp. Ngoài ra, bảo quản dầu ăn ở nơi tối, mát để tránh giảm mùi vị. Sử dụng lò vi sóng thân thiện với chất lượng tốt để phòng ngừa tương tác vật liệu nhựa với thực phẩm.
10. Tránh ăn thực phẩm ôi, thiu
Tránh những thực phầm ôi thiu, ẩm mốc vì chúng có khả năng chứa aflatoxin, một chất gây ung thư mạnh. Các loại hạt sẽ tươi lâu hơn nếu để trong tủ lạnh hoặc tủ đá.
Hạ Vy