Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tim và gây ra các bệnh về tim mạch. Nếu bạn bị chuẩn đoán mắc bệnh huyết áp cao, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên nếu bạn mới thấy có các triệu chứng hoặc lo sợ rằng mình có thể bị huyết áp sớm, thì đây là một vài lời khuyên quan trọng về sức khỏe và thay đổi lối sống có thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tim và gây ra các bệnh về tim mạch.
Giảm cân rất quan trọng: Nếu bạn béo phì hoặc bị thừa cân dựa theo chiều cao và độ tuổi, bạn cần nghiêm túc giảm lượng mỡ thừa vì điều này không chỉ khiến bạn bị mắc bệnh tăng huyết áp mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Đừng băn khoăn nữa! Điều bạn cần là một quyết tâm mạnh mẽ: Một kế hoạch tập thể dục đều đặn và ăn uống khoa học sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu. Hãy tin rằng huyết áp của bạn sẽ giảm theo mỗi kg mỡ thừa được đưa ra khỏi cơ thể bạn. Và điều tối quan trọng, khi giảm cân hãy để mắt đến vòng eo của bạn. Dù bạn đang theo kế hoạch giảm cân nào, bạn cũng nên tập trung nhiều hơn và trước tiên vào việc giảm mỡ từ vùng eo.
Thể dục- giải pháp không thể thiếu: Nếu bạn đã kiểm tra cân nặng thấy mình bị huyết áp cao mà không bị béo phì, giờ là thời điểm suy nghĩ lại về lịch trình vận động hàng ngày và tự hỏi bạn có thường xuyên tập Yoga hay vận động thể chất không? Nếu chưa thì cơ thể đang muốn bạn vận động. Hoạt động thể chất nhiều hơn sẽ giúp huyết áp của bạn ở mức an toàn. Nếu không tập thể dục bài bản, bạn có thể vận động như đạp xe, bơi lội, khiêu vũ hay chơi bất kỳ môn thể thao nào bạn yêu thích, miễn là làm cho cơ thể bạn hoạt động và khiến bạn đổ mồ hôi.
Đừng quên ăn kiêng: Các kết quả nghiên cứu trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng nếu bạn không cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm cần thiết, bạn sẽ phải đối mặt với hậu quả. Nếu bạn bị huyết áp cao, các sản phẩm như thực phẩm nguyên hạt, rau xanh hay các sản phẩm từ sữa ít béo cần nằm trong danh mục thực phẩm hàng ngày. Hãy tránh xa chất béo bão hòa và cholesterol. Một ngày với những bữa ăn lành mạnh sẽ giúp huyết áp của bạn giảm đáng kể. Nên chú ý đến các nhãn dán trên thực phẩm để phân tích thành phần dinh dưỡng, chất béo, cholesterol. Nếu tự mình thực hiện quá khó có thể nhờ người thân giúp đỡ và nhắc nhở mỗi khi bạn “phạm quy”.
Muối là kẻ thù của bạn: Bệnh nhân bị cao huyết áp nên ăn thực phẩm ít muối nhất có thể. Nếu bạn đang loại bỏ muối trong chế độ ăn uống, huyết áp của bạn thậm chí có thể giảm 5-6 mm Hg. Đừng lo lắng quá về việc hạn chế muối trong chế độ ăn uống vì cơ thể của bạn có thể nhận được lượng muối cần thiết từ rau và trái cây.
Hút thuốc, uống rượu và Caffein - Không: Giảm hút thuốc, uống rượu và caffeine trong chế độ ăn uống của bạn luôn là tốt nhất và là bước quan trọng nhất nên làm nếu cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình vì bất kỳ lý do nào. Đối với một bệnh nhân tăng huyết áp, uống rượu có chừng mực là rất quan trọng. Nếu bạn bỏ hút thuốc, nó sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể chứ không chỉ giảm huyết áp. Caffeine được cho là làm tăng huyết áp của bạn lên tới 10 mm Hg, nếu bạn không phải là người nghiện rượu.
15-20 phút tập Yoga trong kế hoạch hàng ngày của bạn, thiền trong 10 phút sẽ mang lại những thay đổi tích cực bất ngờ trong cơ thể.
Giảm Stress là chìa khóa của vấn đề: Nếu bạn đang bị cả tăng huyết áp và lo lắng, căng thẳng, đã đến lúc nhận ra rằng hai điều này có liên quan đến nhau. Nếu bạn cố gắng giảm căng thẳng, huyết áp sẽ tự giảm xuống. 15-20 phút tập Yoga trong kế hoạch hàng ngày của bạn, thiền trong 10 phút sẽ mang lại những thay đổi tích cực bất ngờ trong cơ thể và làm dịu các giác quan của bạn, từ đó giúp giảm mức độ căng thẳng và cuối cùng là giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, hãy xác định các tình huống, cuộc trò chuyện có thể gây ra lo lắng hoặc căng thẳng. Tránh xa sự đối đầu nếu điều đó làm cho mức độ căng thẳng của bạn tăng lên. Làm những điều nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống, bạn không cần phải tham vọng quá nhiều về mọi thứ trong cuộc sống - đây không phải là một cuộc đua, mà là cách chúng ta được sống và hưởng thụ cuộc sống.
Ngoài những lời khuyên hữu ích về sức khỏe và thay đổi lối sống, có một cách khá đơn giản để hạ huyết áp và tránh tăng huyết áp, đó là uống trà, đặc biệt là trà xanh. BS Sarah Brewer - BS đa khoa và chuyên gia dinh dưỡng người Anh cho biết, hơn 30% trọng lượng khô của lá trà là chất chống oxy hóa flavonoid mạnh mẽ có tác dụng có lợi đối với mạch máu, độ dính của máu và cholesterol.
Các thành phần của trà làm giảm mật độ của máu, tổng huyết áp. Uống một tách trà xanh thường xuyên có thể giảm gần một nửa nguy cơ huyết áp cao. Hai tách trà mỗi ngày có thể làm giảm khả năng tăng huyết áp tới 65%.
BS Brewer cho biết, so với những người không uống trà, những người uống tới bốn cốc một ngày sẽ giảm một nửa nguy cơ bị đau tim. Khả năng đột quỵ ở những người uống ít nhất năm tách trà xanh mỗi ngày đã giảm một nửa.
Một số loại trái cây dễ tìm khác cũng có thể giúp giảm huyết áp như:
Dưa hấu
Trong dưa hấu có chứa vitamin C và lycopene, những chất dinh dưỡng này có thể làm giảm huyết áp. Ngoài ra, thêm dưa hấu vào chế độ ăn uống hằng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Xoài
Trong xoài có chứa chất xơ và beta-carotene, cả hai chất dinh dưỡng này rất hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Ngoài ra, ăn xoài còn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho sức khỏe của mắt.
Ăn kiwi tốt cho người huyết áp cao.
Kiwi
Kiwi là loại trái cây có chứa chất chống ôxy hóa và khoáng chất, những chất này giúp cho chúng ta chống lại bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, chúng còn chứa chất xơ, vitamin C và folate mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dâu tây
Trong dâu tây có chứa chất resveratrol, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tăng huyết áp. Ngoài ra, dâu tây còn có chứa kali nên có thể kiểm soát huyết áp.
Hạ Vy