SHTT SIPCO
Hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Song có một thực trạng chung là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa thực sự quan tâm đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký vì nhiều lý do. Đôi khi điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các nhà khởi nghiệp. Vì vậy, các nhà khởi nghiệp thường không nắm được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và vẫn còn thờ ơ với vấn đề này.
Trên thực tế, tài sản của một doanh nghiệp nói chung được chia thành 2 loại: tài sản hữu hình gồm máy móc, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng… và tài sản vô hình gồm các bí quyết kỹ thuật, ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.
Nếu trước kia tài sản hữu hình là tài sản chiếm phần lớn giá trị của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp thì trong những năm gần đây điều này đã thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài sản hữu hình chỉ chiếm trung bình 1/4 tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu chiếm 3/4 tổng giá trị tài sản doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, sáng tạo. Do vậy, có thể thấy tài sản trí tuệ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Chia sẻ về vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho các nhà khởi nghiệp, chuyên gia tư vấn sở hữu trí tuệ Nguyễn Trần Hùng - Công ty luật SIPCO cho hay: "Đối với các nhà khởi nghiệp, trong bản kế hoạch tài chính sơ lược, thường không có khoản mục tài chính cho phần quản trị thương hiệu.
Thường, các nhà khởi nghiệp tập trung vào việc marketing sản phẩm để hướng tới mục tiêu doanh số và lợi nhuận ngay, còn việc bảo vệ nhãn hiệu, bảo vệ thương hiệu, các tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp thì hầu như không có khoản mục tài chính nào cho việc này. Vì vậy ngay từ thời điểm khởi nghiệp, họ không có chiến lược đầy đủ cũng như các bước thực hiện để xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Điều này gây rủi ro rất lớn cho các nhà khởi nghiệp trong quá trình kinh doanh về sau.
Thực tiễn cho thấy nhiều sản phẩm, dịch vụ của startup khi mang lại lợi nhuận cũng là thời điểm sản phẩm bị công ty khác làm giả. Thậm chí hơn là đánh cắp thương hiệu, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.”
Trước đây chúng ta có nhiều thương hiệu Việt bị mất trên thị trường quốc tế do chúng ta không biết rằng, chúng ta không chỉ bảo hộ ở Việt Nam mà còn phải bảo hộ trên các thị trường trong tương lai mà chúng ta dự kiến kinh doanh.
Các doanh nghiệp cần hiểu về nguyên tắc lãnh thổ. Đó là chúng ta muốn bảo vệ ở quốc gia nào, chúng ta phải nộp đơn xin đăng ký bảo hộ ở quốc gia đó.
Hiện nay, tại Việt Nam hoạt động bảo hộ thương hiệu rất dễ làm, rất rẻ. Vì vậy, ông Trần Đức Sơn – Giám đốc Công ty Luật TNHH SIPCO khuyên rằng các doanh nghiệp nên đưa hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vào ngay từ đầu và hãy coi đây là việc phải làm.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động tham gia các khóa đào tạo để có kiến thức, nâng cao khả năng nhận diện các đối tượng sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp của mình để có thể lựa chọn cơ chế bảo hộ tài sản trí tuệ phù hợp. Đồng thời, các nhà khởi nghiệp cũng nên có những đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ/luật sư đồng hành cùng mình trong quá trình xây dựng, bảo vệ thương hiệu trong việc kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu và các đối tượng sở hữu trí tuệ khác trong và ngoài nước cũng như các vấn đề pháp lý xin liên hệ:
|