Quan khách thưởng thức cà phê Trung Nguyên tại mọt sự kiện |
Với doanh nghiệp Việt, không ít các nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, dù đã được đăng ký, bảo hộ trong nước, thậm chí là đã trở thành nhãn hiệu có uy tín ở Việt Nam nhưng lại không thể đăng ký tại nước ngoài vì đã bị chủ thể khác đăng ký.
Với các bài học đắt giá mà nhiều doanh nghiệp đã gặp phải, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm và chú trọng việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài. Các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu có thể lựa chọn đăng ký trực tiếp nhãn hiệu của mình với cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia (tương tự như Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) hoặc đăng ký gián tiếp qua các hệ thống đăng ký quốc tế, trong đó có Hệ thống Madrid với một đơn duy nhất có thể chỉ định đăng ký tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài cần lưu ý những gì là câu hỏi được nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu quan tâm.
Lưu ý đầu tiên có thể kể đến là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài khá tốn kém về mặt chi phí. Chi phí đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài phụ thuộc vào hình thức đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia hay đăng ký theo hình thức nộp qua Madrid. Tuy nhiên, dù đăng ký dưới hình thức nào chi phí cũng cao hơn nhiều so với hình thức đăng ký tại Việt Nam.
Không chỉ riêng chi phí cho việc nộp đơn, trường hợp thủ tục đăng ký bị vướng mắc do thiếu am hiểu về quy định khi đăng ký khiến cho đơn đăng ký phải sửa đổi, phân loại lại nhóm hàng hóa, dịch vụ khiến phát sinh thêm chi phí.
Lưu ý thứ hai là khó khăn khi gặp phải những tranh chấp. Tranh chấp nhãn hiệu được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến nhãn hiệu mà trong đó các bên tham gia đều cho rằng nhãn hiệu đó thuộc về mình và việc đăng ký nhãn hiệu của bên khác làm ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.
Có lẽ chúng ta không thể quên được vụ việc nhãn hiệu Cà phê Trung Nguyên đã được một công ty tại Hoa Kỳ có tên là Rice Field đăng ký bảo hộ tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) vào năm 2000. Phải mất đến 2 năm thương lượng và tiêu tốn hàng trăm ngàn USD, Trung Nguyên mới có thể lấy lại nhãn hiệu cho cà phê của mình và Rice Field trở thành đại lý phân phối cho sản phẩm cà phê Trung Nguyên tại thị trường Hoa Kỳ.
Thứ ba, sự khác biệt về pháp luật và ngôn ngữ giữa các quốc gia. Hệ thống pháp luật và ngôn ngữ giữa các nước không giống nhau, các yêu cầu thủ tục của mỗi quốc gia sẽ có sự khác biệt. Doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu thiếu thông tin hướng dẫn về pháp luật của các nước sở tại, thiếu nguồn tra cứu thông tin chuyên môn, quá trình tiến hành đăng kí không thực hiện theo quy trình dẫn tới những sai sót, tổn hại, nhiều khi tiến hành các thủ tục bị chậm trễ dẫn đến dễ bị mất quyền.
Quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là quá trình tương đối phức tạp với thời gian khá lâu và cần kiến thức về pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu chủ quan trong quá trình đăng ký dẫn đến nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ, doanh nghiệp không những mất chi phí đăng ký mà còn tiêu tốn thời gian một cách vô ích, thậm chí sản phẩm trí tuệ của mình có thể bị đánh cắp.
Khi tiến hành đăng kí nhãn hiệu tại nước ngoài, chủ nhãn hiệu phải tìm hiểu luật pháp của nước mình đăng kí bảo hộ nhãn hiệu về trình tự thủ tục nộp đơn đăng ký, quy trình và quy chế thẩm định nhãn hiệu. Để tiết kiệm thời gian và chi phí các doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ của các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện thủ tục đăng ký. Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ sẽ tư vấn thủ tục, tra cứu đánh giá khả năng đăng ký, ước tính chi phí và tư vấn chiến lược đăng ký hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cũng như công sức khi tự mình thực hiện mà chưa chắc đạt hiệu quả.
Doanh nghiệp Việt trên con đường chinh phục thị trường nước ngoài, bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng về vấn đề chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thì vấn đề thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu của mình là điều cần nghiêm túc đầu tư.
Đặc biệt, với việc hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết nhiều Hiệp định thương mại như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA),.. thì vấn đề bảo hộ các tài sản trí tuệ và cụ thể là nhãn hiệu tại nước ngoài lại cần phải được quan tâm và chú trọng hơn nữa. Doanh nghiệp không nên vì những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục mà bỏ qua những lợi ích mà nhãn hiệu mang lại.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu và các đối tượng sở hữu trí tuệ khác trong và ngoài nước cũng như các vấn đề pháp lý xin liên hệ:
|