Chưa thu hoạch nhưng sầu riêng Đắk Lắk đã được xuất khẩu
Những ngày qua, nhiều thành viên của Hợp tác xã Cây ăn trái Krông Pắc (huyện Krông Pắc, Đắk Lắk) tỏ ra phẫn nộ. Nguyên nhân, sầu riêng của họ vẫn còn trên cây, nhưng đã doanh nghiệp “lấy cắp” mã vùng trồng của họ để xuất khẩu sầu riêng qua Trung Quốc.
Ông Hồ Văn Hưởng (trú Krông Pắc) chia sẻ: "Tôi mã vùng trồng sầu riêng VN-ĐLOR-007xxx và tham gia vào HTX Cây ăn trái Krông Pắc để đơn vị này quản lý. Thời gian gần đây, gia đình tôi phát hiện mã vùng trồng bị bán cho một doanh nghiệp ở Lạng Sơn để xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khi đó, sầu riêng của chúng tôi vẫn chưa thu hoạch”.
Cũng theo ông Hưởng, thời điểm phát hiện vụ việc thì doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 30 tấn sầu riêng sang thị trường nước bạn.
“Thương hiệu sầu riêng Krông Pắc được nhiều người biết đến. Nếu chính quyền buông lỏng quản lý, để các doanh nghiệp “lấy cắp” mã vùng trồng của địa phương sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp “lấy cắp” mã vùng trồng để xuất khẩu sầu riêng không đạt tiêu chuẩn thì tiềm ản nguy cơ phía Trung Quốc sẽ cắt mã vùng trồng của nông dân. Ngoài ra, nông dân chưa bán sầu riêng, chưa thu hoạch nhưng doanh nghiệp “bỗng dưng” có được mã vùng trồng, xuất khẩu mã đó sang Trung Quốc thì số lượng sầu riêng của nông dân không biết sẽ đi đâu về đâu!”- ông Hưởng bức xúc.
Ông Hưởng u sầu vì vườn sầu riêng chưa thu hoạch nhưng một doanh nghiệp đã dùng mã vùng trồng vườn này để xuất sầu riêng sang Trung Quốc, gây thiệt hại nặng cho gia đình, ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Krông Pắc. |
"Tôi mong muốn chính quyền địa phương vào cuộc, xử lý những doanh nghiệp bắt tay với những kẻ xấu làm giả con dấu, chữ ký để có mã vùng trồng sầu riêng của nông dân huyện này"- ông Hưởng nhấn mạnh.
"Để xây dựng thương hiệu sầu riêng Krông Pắc là rất khó. Bà con nơi đây khi có được mã vùng trồng sầu riêng rất vui mừng, tuy nhiên thời gian qua mã vùng trồng bị mua bán “loạn” trên thị trường khiến nhiều người rất bức xúc, gây ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng huyện nhà nói riêng và tỉnh nói chung”- ông Hưởng nói thêm.
Liên quan đến vấn đề trên, bà Ngô Thị Minh Trinh – Phó chủ tịch huyện Krông Pắc cho biết, huyện đã nắm được vụ việc giả giấy ủy quyền, con dấu, chữ ký của UBND xã và của HTX Cây ăn trái Krông Pắc.
“Hiện tại đang vào vụ mùa thu hoạch sầu riêng, nông dân năm nay được giá và được mùa nên tôi rất vui mừng. Trước sự việc xuất hiện giấy ủy quyền có con dấu, chữ ký giả của đơn vị Nhà nước thì UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm. Công an huyện đang điều tra vụ việc này”- bà Trinh cho biết.
Bà Ngô Thị Minh Trinh – Phó chủ tịch huyện Krông Pắc thông tin về việc xử lý vụ đánh cắp mã vùng trồng. |
Bà Trinh cho biết thêm, trước tình hình xây dựng nhà xưởng và công tác an toàn giao thông, UBND huyện đã thành lập tổ công tác đặc biệt, túc trực và điều tiết đảm bảo giao thông 24/24.
“Về việc kho bãi, xưởng xây dựng rầm rộ thì sắp tới UBND huyện sẽ quy hoạch thành một cụm để quản lý. Bên cạnh đó, mã vùng trồng của địa phương sẽ được đưa lên điện tử nhằm quản lý số lượng và giám sát chặt chẽ hơn”- bà Trinh nhấn mạnh.
Kiểm soát đối tượng KDTV tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu
Ngày 5/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn) gửi Văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk cùng các đơn vị liên quan về việc kiểm soát đối tượng KDTV tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Theo văn bản, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã nhận được thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về trường hợp phát hiện một số lô hàng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật (KDTV), trên chuối, xoài, mít, sầu riêng và thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Việc không kiểm soát hiệu quả các đối tượng KDTV ngay từ vùng trồng và cơ sở đóng gói (CSĐG) dẫn đến tình trạng các lô hàng không đáp ứng được quy định của Trung Quốc và làm mất uy tín hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, thậm chí có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu quan trọng này.
Cục BVTV đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại địa phương thực hiện ngay các nội dung sau:
1. Thông báo và hướng dẫn các chủ mã số vùng trồng và CSĐG vi phạm tiến hành điều tra nguyên nhân vi phạm và thực hiện biện pháp khắc phục. Lập báo cáo gửi về Cục BVTV trước ngày 20/9/2023 để Cục BVTV thông tin cho GACC theo các quy định của Nghị định thư nói riêng và Trung Quốc nói chung.
2. Đối với trường hợp nhận thông báo vi phạm lần đầu (phụ lục 1): đề nghị địa phương tạm dừng sử dụng mã số, thông báo cho các chủ mã số thực hiện các biện pháp khắc phục và không thực hiện các hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tạm dừng. Chỉ khôi phục mã số khi các vùng trồng, cơ sở đóng gói áp dụng biện pháp khắc phục đảm bảo yêu cầu của GACC.
Danh sách các đơn vị vùng trồng và đóng gói ở Đắk Lắk bị tạm ngưng. |
3. Đối với trường hợp mã số đã nhận thông báo vi phạm nhiều lần (phụ lục 2): đề nghị địa phương thông báo tạm dừng và thực hiện thủ tục thu hồi mã số vi phạm; thông báo kịp thời để đảm bảo các chủ mã số vùng trồng và CSĐG này không thực hiện các hoạt động xuất khẩu;
4. Các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng không làm thủ tục kiểm dịch thực vật (KDTV) đối với những mã số vùng trồng và CSĐG đã bị tạm dừng hoặc thu hồi.
5. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đối tượng KDTV của Trung Quốc tại vùng trồng và CSĐG đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh.
6. Yêu cầu và có biện pháp giám sát các CSĐG thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật đảm bảo làm sạch sinh vật gây hại trên hàng hóa trước khi xuất khẩu.
7. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy định của nước nhập khẩu và hướng dẫn kỹ thuật của Cục BVTV để các đơn vị tham gia sản xuất, xuất khẩu sang Trung Quốc hiểu và tuân thủ.
Cục BVTV đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại địa phương triển khai nghiêm túc các hướng dẫn trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần thêm hướng dẫn chi tiết, đề nghị báo cáo ngay về Cục BVTV để kịp thời giải quyết.
Trước đó, TC Thương hiệu & Sản phẩm nhận được thông tin phản ánh từ các thành viên Hợp tác xã (HTX) Cây ăn trái Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) về việc ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX tự ý ký giấy uỷ quyền các mã vùng trồng sầu riêng cho hàng loạt doanh nghiệp. Còn ông Minh -Chủ tịch UBND xã Ea Yông gửi báo cáo đến cơ quan chức năng để làm rõ việc giả mạo chữ ký và con dấu của cơ quan Nhà nước, ông Tuấn cũng đã có văn bản báo cáo về việc một số đối tượng giả mạo chữ ký, con dấu của Hợp tác xã Cây ăn trái Krông Pắc để ký ủy quyền. Tại báo cáo, ông Tuấn khẳng định từ trước đến nay đơn vị chưa hề ký giấy ủy quyền cho Công ty Vạn Thành Phát và từ đầu năm 2023 đến nay. Hợp tác xã này chưa hề ký giấy ủy quyền cho đơn vị nào để xuất khẩu sầu riêng. Ông Tuấn cho rằng, việc HTX ký giấy ủy quyền với doanh nghiệp không cần phải có chữ ký, hoặc dấu chứng nhận của UBND xã. Qua xác minh, Công ty Vạn Thành Phát đã ủy quyền mã vùng trồng VN-ĐLOR-0088 cho một đơn vị khác có mã cơ sở đóng gói VN-DLPH-051. |