Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lamphun” cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng

Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3332/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00117 cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng “Lamphun”.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Chư Sê” cho sản phẩm hạt tiêu Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Phetchabun” cho sản phẩm quả me ngọt Bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2021 đạt được nhiều kết quả nổi bật
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lamphun” cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng

Nhãn sấy khô cơm vàng “Lamphun” là chỉ dẫn địa lý thứ 3 của nước Thái Lan được bảo hộ ở Việt Nam, sau sản phẩm tơ tằm Isan Thái Lan và me ngọt Phetchabun.

Lamphun là một tỉnh nổi tiếng của Thái Lan được mệnh danh là xuất xứ của các giống nhãn có chất lượng tốt với diện tích trồng nhãn rộng lớn. Những người biết đến tỉnh Lamphun thường gọi “Lamphun là nhãn và nhãn là Lamphun” hay “Nghĩ đến Lamphun là phải nghĩ đến nhãn”.

Lịch sử của cây nhãn trồng tại Lamphun được lưu truyền gắn với thời vua Rama V. Vào thời gian đó, tỉnh Lamphun và tỉnh Chiangmai vẫn được cai trị bởi những vị chúa. Khi các vị chúa cai quản các tỉnh đi yết kiến vua thường phải đi bằng thuyền xuôi dòng sông Ping. Khi yết kiến vua Rama V, Vương phi Dara Rasmi được vua ban cho một chùm nhãn được cho là cống phẩm từ Trung Quốc.

Người đàn ông chèo thuyền tên là Khuang đi theo hầu vương phi Dara Rasmi cũng được hưởng những quả nhãn này và ấn tượng với mùi vị của chúng. Vì thế, ông đã cất giữ những hạt nhãn đó và đem về trồng tại nhà ở Baan Namjo, xã Don Kaew, huyện Saraphi, tỉnh Chiang Mai. Tuy Baan Namjo thuộc địa phận tỉnh Chiangmai nhưng có biên giới liền kề với Baan Nong Chang Kuen, xã Pa Kham, tỉnh Lamphun.

Sau đó KhunKhemKhamkhan, xã trưởng xã Pa Kham đã mang hạt giống từ cây nhãn đầu tiên mà ông Khuang đã trồng về trồng tại Baar Nong Chang Kuen, xã Pa Kham. Đây được xem là cây nhãn đầu tiên được trồng trên địa bàn tỉnh Lamphun.

Cây nhãn này hiện nay vẫn tồn tại Baan Nong Chang Kuen, và được gọi là “Lamyai Ton Muen”, trong tiếng Thái có nghĩa là “Cây nhãn hàng chục ngàn” vì cây nhãn này đã từng mang lại thu nhập cho người chủ hơn chục ngàn bạt Thái chỉ trong một mùa vụ.

Từ đó, việc trồng nhãn trở nên phổ biến khắp tỉnh Lamphun và là sản phẩm được ưa chuộng, phân phối rộng khắp cả nước và được xuất khẩu. Đây là sản phẩm mang lại danh tiếng và thu nhập cho rất nhiều người trong tỉnh Lamphun.

Nhờ có nguồn đất canh tác màu mỡ và khí hậu ấm áp quanh năm mà tỉnh Lamphun có sản lượng nhãn nhiều nhất cả nước và nhãn có những đặc điểm khác biệt so với những địa phương khác. Điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi là nguyên nhân làm cho tỉnh Lamphun được mệnh danh là “Xứ sở của nhãn”.

Sản lượng quá nhiều khiến cho nhãn tươi bị mất giá, vì vậy, những người trồng nhãn phải chuyển sang chế biến quả nhãn tươi bằng cách sử dụng trí tuệ truyền thống dân gian trong việc bảo quản thực phẩm bằng cách sấy khô để có thể giữ được nhãn trong một thời gian dài.

Nhãn sấy khô cơm vàng Lamphun có màu vàng, cơm nhãn dày và khô ráo hoàn toàn, không dính tay, vị ngọt không chua, có mùi thơm và khi giữ lâu mùi vị không thay đổi. Các quả nhãn không rách nát và có kích thước đều nhau do được phân loại trước khi đóng gói, cụ thể: loại I từ 50-60 quả/100g; loại II từ 60-70 quả/100g, loại III trên 71 quả/100g.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lamphun” cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng

Nhãn sấy khô cơm vàng Lamphun có độ ẩm cao hơn 12% nhưng không vượt quá 18%, hoạt độ nước không vượt quá 0,6 và hàm lượng tổng chất rắn hòa tan không dưới 80oBx, độ pH không dưới 6,2.

Những tính chất, chất lượng đặc thù của nhãn sấy khô cơm vàng nêu trên có được ngoài nhờ điều kiện địa lý tự nhiên, còn do kinh nghiệm của các cơ sở sản xuất trong việc chế biến nhãn sấy khô. Nguyên liệu đem sấy là quả nhãn tươi chín già, cơm dày, có vị ngọt, quả không bị vỡ, thối hoặc bị sâu đục khoét, quả có đường kính từ 2,21cm trở lên, được thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 8 từ giống nhãn Dor được trồng tại các nhà vườn đạt tiêu chuẩn Quy trình thực hiện nông nghiệp Tốt trong khu vực tỉnh Lamphun.

Giống nhãn Dor cho quả to, cơm dày, hạt nhỏ. Phương pháp sấy khô trong tỉnh Lamphun liên tục được cải tiến, từ sấy khô cả vỏ bằng bếp than thông thường cho đến việc dùng dụng cụ khoét hạt và bóc vỏ để lấy cơm nhãn đưa vào lò sấy đã được cải tiến để có thể kiểm soát nhiệt độ tốt hơn trong quá trình sấy nhãn (cơm nhãn được sấy từ 10 - 12 giờ ở nhiệt độ từ 60 - 70oC).

Sau khi rửa sạch cơm nhãn 3 lần, tiến hành xếp úp một lớp cơm nhãn lên khay và không cho chồng lên nhau, đem sấy ngay vì nếu nước mật chảy bám vào cơm nhãn, sản phẩm sau khi sấy sẽ có màu sắc không đẹp.

Trong quá trình sấy, thay đổi vị trí các khay nhãn từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Chỉ tiến hành thu hoạch khi cơm nhãn không dính tay và phần bên trong đã khô hoàn toàn. Sản phẩm được phân loại và đóng gói trong khu vực địa lý.

Khu vực địa lý: Tỉnh Lamphun, Thái Lan.

Mai Hương

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Huyện Cô Tô (Quảng Ninh): Hơn 3.000 đầu sách được trưng bày trong “Ngày sách Việt Nam”

Huyện Cô Tô (Quảng Ninh): Hơn 3.000 đầu sách được trưng bày trong “Ngày sách Việt Nam”

UBND huyện Cô Tô tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 hướng tới Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023) với chủ đề “Sách cho tôi, cho bạn!”.
Đắk Nông: Hàng loạt cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

Đắk Nông: Hàng loạt cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

Qua công tác nắm tình hình, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông kiểm tra và phát hiện 6 cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Honda và nhãn hiệu Yamaha đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Bất ngờ nông dân Thái thích trồng giống lúa Việt hơn giống bản địa

Bất ngờ nông dân Thái thích trồng giống lúa Việt hơn giống bản địa

Nông dân Thái đang âm thầm chuyển đổi sang canh tác các giống lúa Việt Nam, mặc các nhà chức trách nước này lo ngại giống ngoại đang làm mất đi thương hiệu quốc gia.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ

Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 3333/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00118 “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ. Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Số lượng các sản phẩm thủy sản của nước ta được bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với các nông sản khác của ngành nông nghiệp, trong khi tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta là rất lớn, với nhiều sản phẩm đặc thù như cá tra, tôm sú, cá ngừ, bạch tuộc, sò điệp...
Startup cần lưu ý gì về xây dựng, quản trị thương hiệu

Startup cần lưu ý gì về xây dựng, quản trị thương hiệu

Việt Nam hiện nay có một nền kinh tế phát triển nhanh và năng động, rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã thu hái được thành công vang dội làm tiền đề cho phong trào khởi nghiệp (startup) đang ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến phát triển sản phẩm, bán hàng... mà quên mất vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT), bảo vệ ý tưởng, bảo hộ thương hiệu vốn là quyền pháp lý rất quan trọng của người khởi nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Những vấn đề cần lưu ý

Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Những vấn đề cần lưu ý

Hiện nay, trong môi trường kinh doanh số toàn cầu, thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa thường xuyên xảy ra, không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài - Vai trò và tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu

Bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài - Vai trò và tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu

Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho thấy, những năm gần đây, số lượng nhãn hiệu đăng ký ở Việt Nam là hàng chục ngàn trong khi chỉ có khoảng vài trăm đơn đăng ký quốc tế có nước gốc là Việt Nam. Con số khá khiêm tốn khiến đặt ra câu hỏi: Phải chăng doanh nghiệp Việt chưa hiểu về vai trò của nhãn hiệu sản phẩm nói riêng, sở hữu trí tuệ nói chung trong hoạt động xuất khẩu?
Làm gì để bảo vệ nhãn hiệu Việt khi ra thị trường quốc tế?

Làm gì để bảo vệ nhãn hiệu Việt khi ra thị trường quốc tế?

Thời gian qua, với quá nhiều bài học thực tiễn đắt giá của các nhãn hiệu Việt Nam do đang bị chiếm mất tại các thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã dần chú trọng và quan tâm hơn đến việc hoạch định chiến lược đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài khi có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh.
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cà Mau" cho sản phẩm cua

Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cà Mau" cho sản phẩm cua

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 2576/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00116 cho sản phẩm cua “Cà Mau”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Ứng dụng vi khuẩn lactic: Giải pháp mới cho nước mắm truyền thống

Ứng dụng vi khuẩn lactic: Giải pháp mới cho nước mắm truyền thống

Việc ứng dụng vi khuẩn lactic để rút ngắn thời gian sinh hương trong quá trình lên men sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nước mắm truyền thống - hiện đang yếu thế trước các loại nước mắm công nghiệp trên thị trường hiện nay.
Tách chiết Collagen từ vảy cá nước ngọt

Tách chiết Collagen từ vảy cá nước ngọt

Từ nguồn vảy cá nước ngọt thu được từ các chợ dân sinh, TS. Nguyễn Thúy Chinh và các cộng sự tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tách chiết và thu được collagen sạch, an toàn làm nguồn vật liệu đầu giúp cầm máu vết thương, tái tạo mô và bào chế thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Công nghệ xúc tác mới: Xử lý hiệu quả khí thải nhà máy công nghiệp nhỏ

Công nghệ xúc tác mới: Xử lý hiệu quả khí thải nhà máy công nghiệp nhỏ

Các kỹ sư tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển các công nghệ nhiệt độ thấp sử dụng hỗn hợp các xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp để xử lý khí thải và bụi sinh ra trong những quá trình sản xuất công nghiệp.
Gia Lai: Phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Gia Lai: Phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Để giúp doanh nghiệp hình thành, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030”. Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng ưu tiên nhằm hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm.
Ra mắt phần mềm Vinacheck+ giúp quản lý doanh nghiệp và bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số

Ra mắt phần mềm Vinacheck+ giúp quản lý doanh nghiệp và bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số

Vừa qua, VINA CHG đã cho ra mắt phần mềm vinacheck+ giúp quản lý doanh nghiệp và bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số.
Bắc Kạn: Thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn: Thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh

Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2030 (tại Quyết định số 1154/QĐ-UBND).
Gia Lai: Phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030"

Gia Lai: Phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030"

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 384/QĐ-UBND về Phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030".
Khám phá chiếc Điều hòa Funiki “Bền chuẩn Hòa Phát”

Khám phá chiếc Điều hòa Funiki “Bền chuẩn Hòa Phát”

Hòa Phát – nhà sản xuất thép số 1 Việt Nam – là cái tên quen thuộc trên thị trường. Danh tiếng của Hòa Phát gắn liền với những sản phẩm như thép xây dựng, ống thép, tôn…, song có lẽ không nhiều người biết rằng, bên cạnh các sản phẩm công nghiệp nặng ấy Hòa Phát còn là đơn vị sở hữu thương hiệu Funiki – nhãn hiệu điện lạnh lâu đời với 20 năm hình thành và phát triển.
Thừa Thiên-Huế: Thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2021

Thừa Thiên-Huế: Thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2021

UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ban hành Kế hoạch số 91/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh năm 2021.
TP HCM: Phát hiện 45 tấn bột ngọt Trung Quốc nghi nhập lậu

TP HCM: Phát hiện 45 tấn bột ngọt Trung Quốc nghi nhập lậu

Lực lượng chức năng TP HCM đã phát hiện gần 1.800 bao bột ngọt bao bì tiếng Trung Quốc không được lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Bắc Ninh: Xây dựng và tạo lập giá trị sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm chủ lực

Bắc Ninh: Xây dựng và tạo lập giá trị sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm chủ lực

Ngày 8/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.
Dẻo thơm Nếp hương Bảo Lạc

Dẻo thơm Nếp hương Bảo Lạc

TH&SP Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Nếp hương Bảo Lạc" là sự khẳng định cho thương hiệu sản phẩm nếp hương Bảo Lạc (Cao Bằng).
Đẩy mạnh khôi phục sản xuất bột gạo Sa Đéc

Đẩy mạnh khôi phục sản xuất bột gạo Sa Đéc

TH&SP Làng nghề truyền thống bột gạo Sa Đéc có trên 100 năm nay, tập trung ở các xã: Tân Phú Đông, Tân Quy Đông, An Hoà… của TP Sa Đéc. Các cơ sở nơi đây đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có là tấm gạo để sản xuất bột cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp làm bún, hủ tiếu, phở… bán đi khắp mọi miền đất nước, thậm chí sản phẩm đã được xuất khẩu qua các nước châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc.
Nhớ thương Cồn Hến thôn Vĩ Dạ

Nhớ thương Cồn Hến thôn Vĩ Dạ

TH&SP Ở giữa kinh đô du lịch, cồn Hến là một nốt trầm xao xuyến trong trường khúc Huế nhiều xúc cảm. Đây là một vùng đất bồi ra giữa sông Hương nơi nổi tiếng với nghề cào hến.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
Phiên bản di động