Đặc sắc 8 loại sản vật tiến vua của người Việt xưa Ớt A Riêu - ‘sản vật’ đặc trưng của núi rừng Đông Giang Đặc sản ếch Mẫu Sơn, sản vật tiến vua gây sốt vì giá đắt đỏ |
Nấm tràm có tên khoa học là Tylopilus felleus. Ở Việt Nam, nấm tràm có nhiều ở miền Trung, nhiều nhất là Phú Quốc, thường mọc ở những khu rừng tràm nước hoặc tràm bông vàng, vùng đất ẩm thấp có lớp lá không quá dày, lá tràm rụng che gần kín mặt đất, chỉ cần cầm một cành cây cào nhẹ lớp lá sẽ phát hiện những búp nấm đang nấp bên dưới.
Nấm tràm tươi được chia ra làm hai loại là nấm tai nhỏ và nấm tai lớn. Nhìn chung, chúng đều có cấu tạo 3 phần là mũ, tai và cuống. Vào mùa nấm tràm, bạn sẽ thấy được màu sắc của chúng rất đa dạng. Khi là màu tím huyền bí, lúc lại có màu vàng nhạt hoặc nâu, viền trắng sữa. Đặc biệt, phần chóp nấm luôn mang màu đậm hơn và phai dần ra xung quanh.
Sở dĩ người dân coi loại nấm này là sản vật "trời ban" vì có vòng đời phát triển khá ngắn, trong khoảng 1 tháng, sau đó sẽ lụi tàn. Mỗi đợt nấm tràm ra chỉ có trong vòng một tuần lễ. Loài nấm này chỉ xuất hiện duy nhất khi bắt đầu mùa mưa, sinh trưởng hoang dại, tự nhiên. Do đó, người dân cần phải vào khu rừng tràm để thu hoạch và đem về chế biến đúng vụ.
Dù nấm tràm ăn có vị đắng nhưng đây là một loài nấm hoàn toàn an toàn và không hề gây hại mà còn được người dân yêu thích và coi là món ăn đặc sản Phú Quốc vì chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3…), cùng thiamin, niacin và pantothenic. Những chất này đặc biệt tốt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
Thanh nhiệt
Theo quan niệm dân gian, vị đắng đặc trưng của nấm tràm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Một vài phương thuốc của Đông y cũng sử dụng loại nấm này để giải rượu, điều này chứng minh được tác dụng giải độc của chúng được công nhận và thực sự có hiệu quả.
Giảm viêm
Trong một vài nghiên cứu cho thấy nấm tràm có tác dụng gây ức chế viêm nhiễm trong cơ thể. Một vài chất có trong chúng cũng có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe, giảm bệnh và chống viêm nhiễm.
Ngăn ngừa ung thư
Các chất carbonhydrate có trong nấm tràm giúp ngăn ngừa ung thư. Bởi chúng là các chất có khả năng gây ức chế các gốc tự do làm tổn hại đến cơ thể. Các gốc tự do làm phát triển các khối u, tạo nên căn bệnh ung thư khó chữa. Bên cạnh đó, các gốc tự do còn gây ra nhiều bệnh khác như bệnh tim hoặc gan.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Trong nấm tràm chứa chất dinh dưỡng dồi dào. Bên cạnh đó, chúng có hàm lượng vitamin, khoáng chất và cả đạm thực vật cực kỳ bổ dưỡng, rất phù hợp cho những ai đang trong chế độ ăn kiêng.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nấm tràm bổ sung chất xơ giúp nhuận tràng, hạn chế gây táo bón. Chúng giúp thanh nhiệt nhờ vị đắng của mình, giúp cơ thể thải được độc tố, giảm được nhiều bệnh. Nấm tràm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tốt cho máu
Nấm tràm có chứa sắt - một loại chất bổ cực kỳ tốt cho máu. Bên cạnh đó, sử dụng nấm trong bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ít chất béo và giảm cholesterol trong máu.
Cách sử dụng nấm tràm
- Đối với nấm tràm khô:
Nếu như bạn đã biết cách sơ chế vỏ bưởi để nấu chè không bị đắng thì cách sơ chế nấm tràm khô cũng tương tự như vậy. Đầu tiên, bạn ngâm nấm khô một thời gian cho nấm nở ra sau đó xả lại với nước thật nhiều lần để loại bỏ bụi, cát đồng thời giảm bớt chất đắng có trong nấm.
Sau đó, bạn luộc nấm trên nước sôi, vớt ra và ngâm nấm trong nước đá để giữ độ giòn, dai cho nấm. Cuối cùng để ráo là có thể chế biến ngay.
- Đối với nấm tràm tươi:
Việc đầu tiên bạn cần gọt sạch phần chân nấm và chẻ đôi (hay chẻ ba) tùy thích. Sau đó, rửa thật sạch và ngâm vào nước muối khoảng 30 phút để bỏ bớt vị đắng rồi vớt ra để ráo.