Chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ:
Rau má tươi toàn cây (từ 50 đến 100 g) đem rửa sạch, thêm một ít muối, giã nhỏ, vắt uống.
Rau má 50 g, rửa sạch, giã nát trộn với nước vo gạo, vắt lấy nước cốt trong để uống.
Rau má thực phẩm thiên nhiên vô cùng hữu ích
Chữa đau bụng kinh nguyệt, đau lưng:
Hái rau má lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê.
Chữa tiểu ra máu: Lấy một nắm rau má và một nắm ích mẫu thảo, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.
Chữa táo bón:
Giã 30g rau má và đắp vào rốn.
Chữa áp xe vú giai đoạn đầu:
Sắc uống rau má và vỏ cau. Bạn có thể pha thêm một chút rượu để tăng hiệu quả.
Trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài phân sống:
Rửa sạch một nắm to rễ rau má, để ráo nước, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo.
Giải nhiệt, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu:
Rửa sạch 30 – 100g rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc xay nhuyễn bằng máy rồi cho thêm đường vào uống.
Chữa mụn nhọt:
Rửa sạch rau má, giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương.
Chữa chấn thương phần mềm gây sưng nề:
Giã nát 20 – 30g rau má tươi, vắt lấy nước, hòa với một chút rượu uống.
Chữa viêm họng và viêm amiđan:
Rửa sạch 60g rau má tươi, giã nát, ép lấy nước, hòa với một chút nước ấm và uống.
Chữa xuất huyết:
Lấy 30 – 100g rau má tươi sắc uống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống.
Chữa giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm:
Giã nát rau má tươi, vắt lấy nước uống, có thể pha thêm một chút đường phèn.
Cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn:
Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Lấy bã đắp lên trán và thái dương.
Diệp Bắc