Canh don Quảng Ngãi- đặc sản đậm đà hương vị miền quê Trồng sầu riêng ở Quảng Ngãi năm ngoái quả lác đác thu bù được vài bao phân, năm nay mất trắng Quảng Ngãi: Tiêu hủy 14000 đơn vị sản phẩm vi phạm |
Thực hiện theo kế hoạch của UBND huyện Sơn Tịnh Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh triển khai mô hình trình diễn nuôi cá chình trong lồng cho 2 hộ ở thôn Tây, xã Tịnh Sơn, Quảng Ngãi. Nhờ áp dụng các qui trình kỹ thuật của cán bộ Trung tâm, cộng với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nuôi cá lồng trên sông, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra triển vọng cho nghề nuôi cá chình của bà con sống dọc ven sông Trà.
Quảng Ngãi: Phát triển hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi cá chình |
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện mô hình cá chình thương phẩm trong bể xi măng, với quy mô 60 m2, số lượng giống thả nuôi 600 con cá chình, mật độ cá thả nuôi 10 con/m2, cỡ giống 100g/con nguồn giống thả nuôi được mua của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
Cá chình giống đã được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III ươm nuôi thành công từ những ấu trùng, cá chình giống nhỏ ngoài tự nhiên.
Hộ tham gia mô hình nuôi cá chình được nhà nước hỗ trợ 100% chi phí mua cá giống, thức ăn tươi và thuốc, hóa chất phòng, trị bệnh cho cá chình. Đồng thời, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi cá chình.
Để nghề nuôi cá chình tại xã Tịnh Sơn phát triển bền vững, người dân đã liên kết thành lập Hợp tác xã (HTX) Thủy sâm Sông Trà. Hiện nay, các thành viên HTX đang tập trung đầu tư, nâng cao kỹ thuật, chất lượng nuôi, hướng đến xây dựng cá chình Tịnh Sơn đáp ứng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Gia đình ông Nguyễn Thành Chín, ở xã Tịnh Sơn đã có trên chục năm nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc. Trước đây, do chưa có kinh nghiệm và hệ thống lồng nuôi của ông Chín còn thô sơ nên cá chình bị thất thoát khi gặp mưa lũ. Từ ngày đầu tư lồng nuôi bằng inox chắc chắn, nghề nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông. Trung bình sau 1,5 - 2 năm nuôi, cá chình đạt trọng lượng từ 2 - 4kg/con.
Cá chình mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân Tịnh Sơn |
Với giá bán từ 550 - 600 nghìn đồng/kg đã đem lại thu nhập khá cho gia đình ông Chín. "Lâu nay, sản phẩm cá chình của xã Tịnh Sơn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu muốn mở rộng quy mô nuôi theo hướng hàng hóa thì về lâu dài cần xây dựng thương hiệu cho cá chình Tịnh Sơn", ông Chín bày tỏ.
Sắp tới, HTX Thủy sâm Sông Trà sẽ đầu tư xây dựng dự án nuôi cá chình thương phẩm theo hướng công nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình nuôi, kết hợp xử lý môi trường chặt chẽ, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Theo đó, các bể thả cá giống và cá thương phẩm được thiết kế theo phương thức nuôi hệ thống tuần hoàn kín, bổ sung ô xy nguyên chất. Hệ thống lồng bè được thiết kế từ các ống nhựa HPDE, thanh khung inox và lưới inox được bao bọc xung quanh. Bên cạnh đó, để thích ứng với điều kiện thời tiết thất thường, HTX sẽ đưa vào sử dụng hệ thống nâng, hạ tự động được đặt trên bờ sông, kết nối với hệ thống lồng bè dưới sông.
Việc ứng dụng khoa học kỹ kỹ thuật vào nuôi cá chình sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cá chình thương phẩm; tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
Đồng thời, tạo điều kiện cần để hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP cho cá chình Tịnh Sơn. Trong thời gian tới, HTX mong muốn tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, nhất là nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ HTX phát triển để đầu tư hệ thống nuôi cá chình theo hướng công nghiệp, mang tính bền vững.