Phát triển dược liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Lào Cai

TH&SP Lào Cai vừa tổ chức Hội nghị “Phát triển dược liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Lào Cai” tại Hội trường Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh.

Hội nghị thảo luận về thực trạng và các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững hoạt động sản xuất, kinh doanh dược liệu tại Lào Cai.


Sự kiện có 70 đại biểu đến từ Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế), Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), các sở - ban - ngành quản lý chuyên môn và chính quyền các cấp tỉnh Lào Cai, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược liệu, hợp tác xã và tổ nhóm kinh doanh dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai tham gia đóng góp ý kiến.

Đây là các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án "Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi giá trị chè Shan và dược liệu tỉnh Lào Cai” (Chương trình GREAT) được tài trợ bởi chính phủ Australia.


Dự án GREAT nằm trong chương trình viện trợ của Chính phủ Australia dành cho Việt Nam, nhằm mục tiêu tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ (WEE) trên địa bàn hai tỉnh miền núi Tây Bắc là Sơn La và Lào Cai.


ds

Phát triển dược liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Lào Cai


Cùng ngày Lào Cai đã diễn ra Hội nghị “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý canh tác nông nghiệp theo tiêu chuẩn”. Hội nghị hướng tới thiết lập một hệ thống thông tin truyền thông hỗ trợ cho các hộ gia đình, nhóm sản xuất và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè, dược liệu và rau theo các tiêu chuẩn canh tác hữu cơ, tiêu chuẩn dược liệu sạch GACP-WHO và tiêu chuẩn rau an toàn.

Tại Hội thảo, Helvetas (tổ chức hỗ trợ các vấn đề liên quan tới nông sản) đã giới thiệu các tính năng, tác dụng của phần mềm quản lý canh tác nông nghiệp theo tiêu chuẩn, hướng dẫn cách cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm và lấy ý kiến của các bên về việc phổ biến rộng rãi phần mềm này.

Việc ứng dụng CNTT trong quản lý sản xuất sẽ góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho nông sản Việt, đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.


ds

Cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao

Tại Lào Cai có 27 dự án đối tác tại Lào Cai đã được phê duyệt, gồm 18 dự án về nông nghiệp và 9 dự án du lịch. Tổng kinh phí các dự án là trên 210 tỷ đồng, trong đó GREAT hỗ trợ trên 100 tỷ đồng, vốn đối tác gần 112 tỷ đồng. Theo đó, có 21.547 người được hưởng lợi từ các dự án. Các ưu tiên hỗ trợ từ GREAT cho các đối tác, gồm: Nâng cao năng lực; hợp tác và phối hợp theo ngành, thúc đẩy tính bền vững và hiệu quả của dự án; hỗ trợ tiếp cận tài chính.

Các tiểu dự án trong chương trình gồm có: Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ thông qua phát triển hệ thống thị trường chè Shan cổ thụ và dược liệu vùng cao tỉnh Lào Cai; Tổ chức liên kết chuỗi sản xuất dược liệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phát huy vai trò và cải thiện cuộc sống người dân, đặc biệt là phụ nữ trên địa bàn huyện Bắc Hà và Bát Xát; Phát triển hệ thống thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm quế, nhằm tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ; xây dựng chuỗi liên kết trồng, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế có giá trị gia tăng cao để kết nối thị trường xuất khẩu với nông dân nghèo; Nâng cao vị thế kinh tế cho phụ nữ thông qua thúc đẩy chuỗi giá trị rau ôn đới trái vụ ở vùng cao Lào Cai; Xây dựng mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ chè Shan tuyết và thảo dược vì sự tiến bộ của phụ nữ dân tộc huyện Bắc Hà.

Hà Anh

Hà Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Công thức ưu việt của Sữa Uống Lên Men Ít Đường TH true YOGURT PROBIOTICS

Công thức ưu việt của Sữa Uống Lên Men Ít Đường TH true YOGURT PROBIOTICS

Chứa đến 18 tỷ lợi khuẩn trong chai 85ml, Sữa Uống Lên Men TH true YOGURT PROBIOTICS nhanh chóng chinh phục mẹ Gen Z.
Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, bền vững và hội nhập”, kế hoạch năm 2025 của tỉnh Nam Định đặt ra nhiều mục tiêu đột phá, từ ứng dụng chuyển đổi số đến gắn kết OCOP với du lịch nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực.
Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Với những quy định khá ngặt nghèo, mã số vùng trồng đang góp phần tăng sức canh tranh cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Thái Nguyên, thúc đẩy liên kết, hình thành các chuỗi giá trị bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản ở cả trong nước và xuất khẩu.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Thái Nguyên: Thúc đẩy phát triển sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử

Thái Nguyên: Thúc đẩy phát triển sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử

Thái Nguyên là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai gian hàng nông sản chung trên Shopee, đây là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và quảng bá các sản phẩm nông sản của địa phương ra thị trường rộng lớn hơn.
Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Bến Tre sẽ tập trung đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời, phát triển nền nông nghiệp tập trung, sạch, hữu cơ an toàn, truy xuất nguồn gốc, từng bước ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Trong bối cảnh hiện đại hóa ngày càng phát triển, việc giữ gìn và phát huy nghề truyền thống như đan lát cỏ tế là một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội khẳng định bản sắc và giá trị văn hóa độc đáo của mình.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động