Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Những thông tin quan trọng về bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ

Theo tổ chức WHO, tại thời điểm này (đến tháng 5/2022) chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa các ca bệnh được báo cáo và việc di chuyển từ các nước lưu hành bệnh và không có mối liên hệ nào với động vật nhiễm bệnh. Ổ bùng phát này là đáng lo ngại đối với nhiều người, đặc biệt là những người có người thân đã bị nhiễm bệnh.

Điều quan trọng nhất ngay lúc này là cần nâng cao nhận thức về bệnh đậu mùa khỉ ở những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất và cung cấp tư vấn về cách hạn chế sự tiếp tục lây lan giữa người với người. Điều cần thiết là không ai được có thái độ kỳ thị với bất cứ ai bị nhiễm bệnh này. WHO hiện đang hỗ trợ các quốc gia thành viên về các hoạt động giám sát, chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh đậu mùa khỉ tại các nước bị ảnh hưởng.

Đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người. Bệnh đậu mùa khỉ thường thấy ở Trung Phi và Tây Phi nơi có nhiều rừng nhiệt đới và nơi các loài động vật có thể mang virus thường sinh sống. Người mắc bệnh đậu mùa khỉ thỉnh thoảng cũng được ghi nhận ở các nước khác ngoài Trung Phi và Tây Phi, sau khi di chuyển từ các khu vực có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu nghi ngờ những triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ, tổ chức WHO khuyến cáo, người dân hãy chia sẻ với cán bộ y tế về việc có tiếp xúc gần với người bị nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ

Người có thể tử vong do bệnh đậu mùa khỉ?

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng vài tuần nhưng ở một số người, chúng có thể dẫn đến các biến chứng y khoa và thậm chí là tử vong.

Trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền là suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ. Biến chứng ở các ca bệnh đậu mùa khỉ nặng bao gồm nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn, và nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị giác. Có khoảng 3% đến 6% ca bệnh được báo cáo đã dẫn đến tử vong ở các nước có bệnh lưu hành trong thời gian gần đây, thường ở trẻ em hay người có bệnh lý khác. Điều quan trọng cần chú ý là tỷ lệ tử vong này có thể cao hơn thực tế do hoạt động giám sát ở các nước lưu hành bệnh còn hạn chế.

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người khi người có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Vật chủ bao gồm động vật gặm nhấm và động vật linh trưởng. Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ từ động vật có thể giảm được bằng cách tránh tiếp xúc hoặc sử dụng bảo hộ cá nhân với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật bị ốm hoặc đã chết (bao gồm cả thịt và máu của chúng).

Ở các nước có bệnh lưu hành, nơi động vật mang bệnh đậu mùa khỉ, cần nấu chín kỹ bất cứ thức ăn nào chứa thịt hoặc bộ phận của động vật trước khi ăn.

Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người như thế nào?

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng (thông thường từ 2 đến 4 tuần). Bạn có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy đặc biệt có nguy cơ làm lây nhiễm. Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn/bát đĩa bị nhiễm virus do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.

Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus có thể lây qua nước bọt. Do đó, người có tương tác gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm bao gồm cán bộ y tế, người nhà và bạn tình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da. Hiện chưa rõ người không có triệu chứng có thể làm lây bệnh hay không.

Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ?

Bất cứ ai có tiếp xúc gần gũi với người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ hoặc với động vật nhiễm bệnh đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Người đã tiêm vaccine ngừa đậu mùa có nhiều khả năng được bảo vệ ở mức độ nhất định trong phòng ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Tuy nhiên, người trẻ tuổi ít có khả năng đã tiêm phòng bệnh đậu mùa vì hoạt động tiêm phòng đậu mùa đã chấm dứt trên toàn thế giới sau khi bệnh đậu mùa đã được thanh toán vào năm 1980. Ngay cả khi người đã được tiêm phòng đậu mùa sẽ được bảo vệ ở mức độ nhất định phòng bệnh đậu mùa khỉ, họ vẫn cần thực hiện các biện pháp đề phòng để bảo vệ bản thân và người khác.

Trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền là suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ. Cán bộ y tế cũng có nguy cơ cao do phơi nhiễm virus trong thời gian dài hơn.

Làm gì để bảo vệ bản thân chống bệnh đậu mùa khỉ?

Bản thân có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ bằng cách hạn chế tiếp xúc với người đã có nghi ngờ hoặc khẳng định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Nếu cần phải tiếp xúc vật lý với một người mắc bệnh đậu mùa khỉ (như cán bộ y tế hoặc người sống cùng), tổ chức WHO khuyến khích người nhiễm bệnh tự cách ly và che bất cứ vùng tổn thương da nào nếu có thể (ví dụ, bằng cách mặc quần áo che lên chỗ có ban). Khi tiếp xúc gần với người bệnh, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế, đặc biệt là nếu họ đang bị ho hoặc có tổn thương trong miệng. Bản thân người phải tiếp xúc cũng phải đeo khẩu trang; tránh tiếp xúc da với da bất cứ khi nào có thể và sử dụng găng tay dùng một lần nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương.

Hãy đeo khẩu trang khi xử lý quần áo hoặc ga gối nếu người đó không thể tự làm được; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, quần áo, ga giường, khăn và các vật dụng khác của họ hoặc các bề mặt mà họ đã tiếp xúc hoặc có khả năng đã tiếp xúc với nốt ban hay chất tiết đường hô hấp của họ (ví dụ, dụng cụ, bát đĩa).

Giặt quần áo, khăn và ga giường và dụng cụ ăn của người đó bằng nước ấm và bột giặt. Làm sạch và khử khuẩn bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn và tiêu hủy chất thải bị nhiễm bẩn (ví dụ băng gạc).

Trẻ em có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ và triệu chứng nặng?

Trẻ em thường dễ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với trẻ vị thành niên và người trưởng thành. Virus cũng có thể truyền sang bào thai hoặc trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở hoặc tiếp xúc vật lý sớm.

Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ

Có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ không?

Hiện đã có một số loại vaccine phòng bệnh đậu mùa cũng mang lại khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định phòng bệnh. Một loại vaccine mới hơn đã được phát triển để phòng bệnh đậu mùa (MVA-BN – còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos) đã được phê duyệt vào năm 2019, tuy nhiên hiện chưa được phổ biến rộng rãi.

Tổ chức WHO đang làm việc với nhà sản xuất để nâng cao khả năng tiếp cận vaccine này. Những người đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa trước đây cũng có khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh đậu mùa khỉ.

Vaccine gốc phòng bệnh đậu mùa hiện không còn được cung cấp cho người dân và những người dưới nhóm tuổi 40 – 50 hầu như chưa được tiêm phòng do công tác tiêm phòng bệnh đậu mùa đã chấm dứt vào năm 1980 sau khi bệnh này trở thành bệnh đầu tiên được thanh toán. Một số nhân viêm phòng xét nghiệm hoặc cán bộ y tế có thể đã được tiêm phòng bằng một loại vaccine đậu mùa được sản xuất gần đây hơn.

Phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường tự hết mà không cần điều trị. Điều quan trọng là cần chăm sóc nốt ban bằng cách để chúng tự khô nếu có thể hoặc băng lại bằng gạc ẩm để bảo vệ vùng bị tổn thương nếu cần thiết. Tránh chạm vào bất cứ chỗ đau nào trong miệng hoặc mắt. Có thể súc miệng và nhỏ mắt với điều kiện là tránh sử dụng sản phẩm có chứa cortisone. Globulin miễn dịch ở người (Vaccinia Immune Globulin – VIG) được khuyến cáo sử dụng trong các ca bệnh nghiêm trọng. Một loại thuốc kháng virus đã được phát triển để điều trị bệnh đậu mùa (tecovirimat, có tên thương mại là TPOXX) cũng đã được phê duyệt để điều trị bệnh naỳ vào năm 2022.

Bệnh này có nguy cơ sẽ trở thành dịch bệnh lớn hơn không?

Bệnh đậu mùa khỉ thông thường không được coi là có tính truyền nhiễm cao vì phải có tiếp xúc vật lý gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm (ví dụ tiếp xúc da). Nguy cơ đối với toàn cộng đồng là thấp. WHO hiện đang ứng phó với dịch bệnh này với mức độ ưu tiên cao nhằm tránh tiếp tục lây lan. Trong nhiều năm nay, WHO đã coi bệnh đậu mùa khỉ là một mầm bệnh quan trọng. Các ca bệnh mà chúng ta hiện đang chứng kiến không mang tính điển hình của dịch bệnh đậu mùa khỉ vì không có báo cáo về lịch sử di chuyển từ các nước lưu hành bệnh hay động vật được xuất khẩu từ các nước lưu hành bệnh. Việc xác định cách thức lây truyền của virus và cách bảo vệ được nhiều người hơn, tránh bị lây nhiễm là ưu tiên đối với tổ chức WHO.

Đậu mùa khỉ có phải lây truyền qua đường tình dục không?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc vật lý gần gũi, bao gồm cả tiếp xúc tình dục. Hiện chưa biết bệnh đậu mùa khỉ có thể được lây truyền qua đường tình dục hay không (ví dụ thông qua tinh dịch hay dịch âm đạo), nhưng việc tiếp xúc trực tiếp da với da bị tổn thương trong hoạt động tình dục có thể làm lây truyền virus.

Nốt ban của bệnh đậu mùa khỉ đôi khi được tìm thấy ở bộ phận sinh dục và miệng, có nhiều khả năng góp phần cho sự lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục. Tiếp xúc miệng với da, vì vậy cũng có thể gây lây truyền bệnh trong trường hợp có tổn thương da hoặc miệng.

Nốt ban của bệnh đậu mùa khỉ có thể giống với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm bệnh do virus herpes và bệnh giang mai. Điều này có thể giải thích tại sao một số ca bệnh trong đợt bùng phát dịch hiện nay đã được phát hiện ở nam giới đến khám tại các phòng khám sức khỏe tình dục. Nguy cơ bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ không hạn chế ở người có quan hệ tình dục hoặc người quan hệ tình dục đồng giới nam. Bất cứ ai có tiếp xúc vật lý gần gũi với người có nguy cơ lây nhiễm đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?

Ngô luộc là món ăn được nhiều người yêu thích. Có không ít người lựa chọn ăn ngô luộc vào bữa sáng vì đơn giản và tiện dụng. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?
Mất thị lực, tổn thương não sau khi uống sản phẩm giảm cân mua trên mạng

Mất thị lực, tổn thương não sau khi uống sản phẩm giảm cân mua trên mạng

Người phụ nữ 26 tuổi bị mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống sản phẩm có tên gọi Detox Táo mua trên mạng. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine bị cấm sử dụng trên người.
Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại, virus gây bệnh đường ruột phát triển. Thêm vào đó, nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm, nấu ăn hoặc bảo quản chưa đúng cách… điều này làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
5 bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

5 bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây ra những bệnh như sốt virus, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, viêm da... Vậy nên làm gì để phòng tránh bệnh thường gặp mùa nắng nóng có hiệu quả?
Bữa sáng "thần kỳ" giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả

Bữa sáng "thần kỳ" giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả

Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Dưới đây là những thực đơn giúp người bệnh bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Thực hư việc dùng bột sắn dây kết hợp với mật ong sẽ gây độc

Thực hư việc dùng bột sắn dây kết hợp với mật ong sẽ gây độc

Sắn dây và Mật ong là hai thực phẩm tốt cho sức khỏe thế nhưng có rất nhiều lời đồn thổi rằng khi pha kết hợp với nhau sẽ gây ngộ độc khiến không ai dám thử. Vậy thực hư là như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Quả sa kê giúp đẹp người, sống khỏe

Quả sa kê giúp đẹp người, sống khỏe

Sa kê là một loại trái cây nhiệt đới được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những tác dụng thú vị về sa kê.
Những nhóm người cần lưu ý khi ăn bánh trôi bánh chay

Những nhóm người cần lưu ý khi ăn bánh trôi bánh chay

Bánh trôi, bánh chay đại diện cho văn hóa lúa nước và là một phần không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vì 2 loại bánh này chứa nhiều tinh bột và đường nên những người mắc một số bệnh lý cần lưu ý khi ăn.
Tiểu đường có ăn được nho không?

Tiểu đường có ăn được nho không?

Nho là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có ăn được nho không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Đồ uống tuyệt vời để cân bằng nội tiết tố nữ

Đồ uống tuyệt vời để cân bằng nội tiết tố nữ

Có nhiều phương pháp để cân bằng nội tiết tố nữ, trong đó việc lựa chọn thức uống phù hợp là một cách đơn giản và hiệu quả. Dưới đây là một số loại thức uống tốt cho nội tiết tố nữ.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ trung niên

Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ trung niên

Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp phụ nữ mãn kinh sống khỏe, đẹp dáng và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Tác hại khôn lường của việc ăn mặn

Tác hại khôn lường của việc ăn mặn

Muối là gia vị thiết yếu trong đời sống, tuy nhiên việc ăn mặn lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ những tác hại của việc lạm dụng muối và tầm quan trọng của việc giảm mặn trong chế độ ăn uống.
Tác dụng của cây lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng

Tác dụng của cây lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng

Trước đây, cây lục bình chủ yếu sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Nhưng vài năm trở lại đây, lục bình được xem là cây quý giá ở nước ta. Hãy cùng tìm hiểu ngay những công dụng chữa bệnh của cây lục bình trong bài viết sau.
Sầu riêng bổ dưỡng nhưng ai không nên ăn?

Sầu riêng bổ dưỡng nhưng ai không nên ăn?

Với bảng thành phần dinh dưỡng, sầu riêng trở thành “vua của các loại trái cây" được nhiều người săn lùng để ăn nhưng cũng có nhiều người không ăn được vì mùi thơm đặc trưng của nó.
Có nên uống nước dừa mỗi ngày?

Có nên uống nước dừa mỗi ngày?

Nước dừa rất được ưa chuộng trong mùa nắng nóng vì giúp làm mát cơ thể và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng không nên quá lạm dụng nước dừa trong thời gian dài hoặc uống quá mức, sẽ gây hại cho cơ thể.
Uống gì tốt cho thận?

Uống gì tốt cho thận?

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu, đào thải độc tố và duy trì cân bằng nội môi. Để bảo vệ "bộ lọc" này, việc lựa chọn thức uống phù hợp là vô cùng cần thiết.
Cua kết hợp cùng loại rau rẻ tiền nhưng lại nhân đôi dưỡng chất

Cua kết hợp cùng loại rau rẻ tiền nhưng lại nhân đôi dưỡng chất

Canh cua là món ăn cực kỳ bổ dưỡng, khi nấu thường được kết hợp với rau đay, rau ngót hoặc mùng tơi và mướp hương là những loại rau truyền thống, lành tính và cho hương vị khá hấp dẫn. Tuy nhiên, ít ai biết rau dền nấu cùng canh cua sẽ giúp nhân đôi dưỡng chất.
Khoai tây - Loại củ giảm cân hiệu quả

Khoai tây - Loại củ giảm cân hiệu quả

Khoai tây, loại củ quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn chứa vô số lợi ích cho sức khỏe.
Phát hiện ca cúm gia cầm A/H9 đầu tiên trên người, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Phát hiện ca cúm gia cầm A/H9 đầu tiên trên người, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Sáng 6/4, thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên từ trước đến nay. Bệnh nhân là nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Trứng vịt lộn - "Siêu phẩm" bổ dưỡng cho nam giới

Trứng vịt lộn - "Siêu phẩm" bổ dưỡng cho nam giới

Trứng vịt lộn là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cần lưu lý số lượng, thời gian và món ăn kèm.
Điểm mặt những thức ăn là "kẻ thù thầm lặng" của gan

Điểm mặt những thức ăn là "kẻ thù thầm lặng" của gan

Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa, tổng hợp và giải độc. Tuy nhiên, gan lại dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là chế độ ăn uống không hợp lý.
Đan sâm -  “tiên dược” giúp hoạt huyết, thanh nhiệt

Đan sâm - “tiên dược” giúp hoạt huyết, thanh nhiệt

Đan sâm là loại cỏ hiện được trồng nhiều ở các vùng miền núi nước ta. Loại cỏ này được ví như “tiên dược” giúp bổ máu, vì thế chúng được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược” - tức là thứ dược liệu quan trọng để trị các bệnh liên quan đến máu (huyết).
Thông tin mới nhất về vụ một học sinh tử vong, nhiều em nhập viện ở Khánh Hoà

Thông tin mới nhất về vụ một học sinh tử vong, nhiều em nhập viện ở Khánh Hoà

UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) vừa chính thức có thông cáo báo chí về việc 1 học sinh tử vong, nhiều em nhập viện sáng ngày 5/4.
Những thực phẩm giúp bạn "đánh bay" cơn đau đầu hiệu quả

Những thực phẩm giúp bạn "đánh bay" cơn đau đầu hiệu quả

Đau đầu là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm bớt các cơn đau.
Gam màu sáng tối của ngành phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay

Gam màu sáng tối của ngành phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay

Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng không chỉ phụ nữ mà với cả nam giới. Có nhiều phương pháp để làm đẹp và cũng có vô vàn sản phẩm, cách thức phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Trong đó, phẫu thuật thẩm mỹ đang có xu hướng phát triển và không có dấu hiệu chậm lại.
Bình Dương: 47 người nhập viện sau ăn bánh mì, bánh bao miễn phí ở lễ hội

Bình Dương: 47 người nhập viện sau ăn bánh mì, bánh bao miễn phí ở lễ hội

Trong số 47 người nghi ngộ độc, đa số là thanh niên thuộc đoàn lân sư rồng phục vụ lễ hội. Hiện 5 người triệu chứng nhẹ được xuất viện, 42 người đã ổn định sức khỏe nhưng phải nằm viện để theo dõi.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra thông báo hiện nay chưa cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của công ty Dược phẩm Kobayashi.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Ngăn ngừa cận thị tiến triển, giữ gìn đôi mắt sáng khỏe

Ngăn ngừa cận thị tiến triển, giữ gìn đôi mắt sáng khỏe

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến ảnh hưởng đến thị lực của nhiều người. Để bảo vệ đôi mắt và ngăn ngừa tăng độ cận, bạn nên áp dụng những phương pháp chăm sóc mắt cận thị hiệu quả sau đây:
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động