Tỏi là một trong những cây gia vị dễ trồng |
Tỏi là một trong những cây gia vị dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển cực kì nhanh chóng, lợi dụng ưu điểm này, không ít gia đình thành thị đã sử dụng khoảng vườn nhỏ của mình để trồng.
Tỏi có thể sử dụng thành gia vị trong nước chấm pha chế gồm mắm, tỏi, ớt, tương, đường...Hoặc tỏi được trộn đều với các món rau xào (nhất là rau muống xào...) khiến món ăn dậy mùi thơm. Tỏi cũng được làm nước muối tỏi và ớt. Trong nấu ăn một số món có kèm theo tỏi phi.
Phần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm. Nếu muốn bảo quản tỏi dùng trong nấu nướng, cần cất tỏi ở chỗ khô ráo thì sẽ không mọc mầm. Khi nấu nướng cần bỏ lớp vỏ bảo vệ và vứt bỏ phần mầm tỏi thường màu xanh có thể nằm sâu trong tép tỏi. Một số dân tộc trên thế giới tin rằng tỏi giúp họ chống lại ma, quỷ, ma cà rồng.
Những ngày cận Tết, người dân thôn Hương Thượng (xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đang tập trung nhổ tỏi. Ở đây, hộ trồng ít thì vài thước, hộ trồng nhiều hơn 2 sào.
Người dân cho biết, những diện tích này trước đây là đất trồng lạc nhưng kém hiệu quả, nay được bà con chuyển sang trồng tỏi. Việc chuyển sang trồng tỏi hiệu quả kinh tế gấp đôi, gấp ba so với trồng lạc.
Mỗi củ tỏi được bán từ 1.000- 3.000 đồng, tùy củ to hay nhỏ. Theo tính toán của người dân, năm tỏi mất giá cũng thu về 4 - 5 triệu đồng/sào. Năm tỏi được giá mỗi sào tỏi họ thu về gần chục triệu đồng. Đất trồng tỏi sau khi thu hoạch được bà con tận dụng trồng vừng, ngô.
Trồng tỏi, sau khi thu hoạch người dân không bán một lúc mà cất để bán dần. Khi nào bí tiền là mang tỏi đi bán.
Theo người dân xã Lộc Yên, hằng năm cứ tháng 10 âm lịch là xuống tỏi giống. Đến tháng 3 âm lịch năm sau bắt đầu thu hoạch. Khi cây tỏi rụng gần hết lá là củ tỏi đã già thu hoạch được. Tỏi được đưa về nhà phơi trong bóng mát để vỏ tỏi khô dần. Sau đó, tỏi được buộc chùm để lên dàn thoáng mát, khi nào giá cao thì người dân đem bán.
Tỏi Lý Sơn được nhiều người ưa chuộng |
Lý Sơn được coi là vựa tỏi của cả nước, nông dân Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trồng hơn 330 ha. Từ đầu vụ, huyện Lý Sơn hỗ trợ nông dân tháo gỡ khó khăn, tập trung trồng đúng lịch thời vụ. Vụ tỏi năm nay, nông dân Lý Sơn kỳ vọng đạt sản lượng cao hơn mấy năm trước.
Ông Đặng Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, địa phương tăng cường kết nối, xây dựng, phát triển chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ, phát triển nghề trồng tỏi theo hướng bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân huyện đảo.
Dải đất miền Trung nắng và gió rất phù hợp cho cây tỏi phát triển, cây tỏi tía bén đất Hưng Tân (Hưng Nguyên) từ 3 năm nay. Đến mùa thu hoạch, thương lái “tranh mua” ngay tại ruộng với giá cao…
Qua 3 năm triển khai trồng tỏi, đến nay, toàn làng Đông có 30 hộ trồng tỏi tía với diện tích hơn 2 ha, hộ trồng ít thì trồng 0,5 sào, hộ trồng nhiều hơn 2 sào tỏi tía. Thời gian tới, xã Hưng Tân sẽ tiến hành khảo sát để mở rộng diện tích sản xuất tỏi tía để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Thời gian sinh trưởng của cây tỏi kéo dài 3 - 4 tháng là cho thu hoạch, trong thời gian đó, chỉ có 3 - 4 lần làm cỏ, bón phân. “Tốn công nhất là việc tưới nước thường xuyên, song nhờ được UBND huyện đầu tư hệ thống tưới tự động nên cũng không mất thời gian. Điều này phù hợp với thực tế hiện nay khi lao động nông nghiệp giảm mạnh.
"Như gia đình tôi chỉ còn 2 ông bà già ở nhà, nếu làm 2 sào rau sẽ phải quần quật ngoài ruộng từ sáng tới tối mịt, nhưng làm tỏi thì nhẹ nhàng hơn”, ông Nguyễn Trọng Thịnh, một hộ trồng tỏi cho biết.
Theo tính toán của người dân, trồng tỏi tía vốn đầu tư không nhiều nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 3 lần so với trồng các loại hoa màu khác. Mỗi sào tỏi tía có năng suất bình quân khoảng 20.000 củ (tương đương với 3,5 tạ tỏi khô); với giá bán 50.000 đồng/kg, doanh thu mang lại khoảng 20 triệu đồng/sào. Sau khi trừ chi phí người nông dân lãi gần 15 triệu đồng.
Một tháng chi 376 tỷ đồng nhập tỏi |
Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) cho thấy, tháng 10/2022, nước ta chi 103,3 triệu đồng nhập khẩu các loại rau quả từ Trung Quốc, tăng 126,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tỏi là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc với kim ngạch 15,7 triệu USD (khoảng 376 tỷ đồng), tăng 149% so với cùng kỳ năm trước. Thứ hai là nấm các loại, giá trị nhập khẩu đạt 10,9 triệu USD, tăng 73,4%.
Với mặt hàng tỏi, trong 10 tháng năm nay, nước ta chi ra 133 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc. Tỏi cũng là mặt hàng có kim ngạch cao nhất, chiếm 20% cơ cấu các chủng loại rau quả nhập từ Trung Quốc tính đến hết tháng 10/2022.
Những ai tuyệt đối không nên ăn “thần dược” tỏi đen? |
Loại củ mọc mầm được ví như "thần dược", chớ vội bỏ đi |
Loại củ nhỏ xíu nhưng lại có nhiều công dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh |