Ngân hàng thế giới 'vẽ' bức tranh kinh tế Việt

TH&SP Theo Ngân hàng Thế giới (WB), dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, kinh tế Việt Nam vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.

Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vừa công bố Báo cáo điểm lại tháng 7/2020 với tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19”.

Theo đó, WB nhận định: Dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, kinh tế Việt Nam vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn. Trong trường hợp tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020 khiến cho nền kinh tế tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm nay và 6,8% trong năm 2021. Trường hợp tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021.

Vấn đề lớn của Việt Nam là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. Động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia, sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước sẽ khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng.


dsd

Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vừa công bố Báo cáo điểm lại tháng 7/2020


Báo cáo của WB đồng thời đưa ra khuyến nghị 3 biện pháp bổ trợ mà Chính phủ có thể xem xét sớm thực hiện nhằm tránh “bẫy kinh tế” Covid-19 và có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bao trùm trước đó.

Thứ nhất, cân nhắc và thận trọng từng bước gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn, do nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công hiện hành nhằm tăng cầu trong nước. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả biện pháp này, cần đảm bảo nguồn lực được điều chuyển đến những dự án đem lại tác động tích cực lớn nhất cho cả nền kinh tế và việc làm, đồng thời giảm thiểu được tổn thất tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai.

Thứ ba, hỗ trợ có mục tiêu cho khu vực tư nhân, đặc biệt là những ngành, nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, chế biến, chế tạo cho xuất khẩu, thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.

WB cũng gợi ý Việt Nam có thể tận dụng được một số xu hướng toàn cầu đang được đẩy nhanh bởi dịch Covid-19 nhằm thúc đẩy nghị trình trong nước, trong đó có đẩy mạnh nỗ lực xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đang có kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Lý do vì dịch Covid-19 đem lại cơ hội đặc thù để hướng tới nền kinh tế "không tiếp xúc” thông qua đẩy mạnh thanh toán công nghệ số, giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, chia sẻ dữ liệu số hóa, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh về dịch vụ có chất lượng.

Linh An

Linh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lộ diện ngân hàng giảm lãi suất lên tới 1,05 %/năm

Lộ diện ngân hàng giảm lãi suất lên tới 1,05 %/năm

Lãi suất huy động tại quầy kỳ hạn 36 tháng được Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) mạnh tay giảm tới 1,05%/năm, chỉ còn 4,75%/năm.
Chế biến sâu, đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cà phê Việt vượt “bão thuế quan”

Chế biến sâu, đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cà phê Việt vượt “bão thuế quan”

Việc Mỹ áp thuế đối ứng với với nhiều nước trên thế giới đã gây chấn động đối với ngành cà phê khi mức thuế đối ứng được đưa ra với Việt Nam lên tới 46%, thuộc top những quốc gia chịu mức thuế cao nhất. Hiện mức thuế đối ứng đang được tạm hoãn, điều này tạo không gian để các doanh nghiệp thay đổi về công nghệ và chuỗi cung ứng.
Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số

Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số

Với 1,4 tỷ dân, Trung Quốc tiếp tục là thị trường trọng điểm, có tầm quan trọng to lớn đối với xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Nếu chúng ta quyết tâm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh thì bức tranh thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc sẽ có sự đột phá và khởi sắc, góp phần tạo nên diện mạo mới cho miền núi, vùng cao, biên giới nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Mỹ hoãn thuế 90 ngày: Cơ hội "vàng" cho cá tra Việt Nam chiếm lĩnh thị trường

Mỹ hoãn thuế 90 ngày: Cơ hội "vàng" cho cá tra Việt Nam chiếm lĩnh thị trường

Thông tin Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đã tạo hiệu ứng tích cực tức thì lên thị trường xuất khẩu trong đó có xuất khẩu thủy sản và cá tra Việt Nam.
Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản hợp nhất đến cuối năm 2025 tăng 23% lên hơn 1,13 triệu tỷ đồng, trở thành ngân hàng tiếp theo ghi danh vào câu lạc bộ “triệu tỷ”. Mức tăng này cũng đưa VPBank vào nhóm những ngân hàng có kế hoạch tăng quy mô tài sản cao nhất năm nay.
Một ngân hàng bất ngờ tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Một ngân hàng bất ngờ tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là CIMB Bank Việt Nam bất ngờ tăng lãi suất huy động trong tháng 4. Trong khi đó, một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao nhất lên đến 7,5-9,65% nhưng phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt.
Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 2515/BCT-XNK ngày 10/4/2025 về việc tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất Bộ Nông nghiệp Mỹ và các cơ quan thẩm quyền của Mỹ, xem xét miễn trừ một số nhóm hàng nông thủy sản không cạnh tranh trực tiếp từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động