Ngân hàng bán đấu giá nợ xấu: rủi ro người mua chịu?

TH&SP Một loạt các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là các lô đất trị giá hàng chục tỷ đồng được các ngân hàng rao bán, nhưng người mua sẽ phải chấp nhận rủi ro (nếu có) theo điều kiện do ngân hàng đưa ra.

Phần lớn các khoản nợ xấu tại các ngân hàng có tài sản đảm bảo bằng bất động sản, nên việc ngân hàng công khai thông báo bán đấu giá khoản nợ xấu hoặc đấu giá tài sản đều được các công ty thu hồi nợ hoặc giới kinh doanh bất động sản nhỏ lẻ quan tâm.

Theo lời một chuyên viên thu hồi nợ, mức chênh lệch giữa giá khởi điểm và khoản vay tùy thuộc vào tài sản đảm bảo, bao gồm giá trị tài sản, tính "sạch sẽ" về mặt pháp lý của tài sản đó,…

Ngân hàng Agribank mới đây đăng tải thông tin bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH TM DV XNK Sao Bắc (TP.HCM) với giá khởi điểm 21,8 tỷ đồng, trong khi giá trị ghi sổ khoản nợ đến ngày 31/07/2019 lên đến 50 tỷ đồng. Các tài sản đảm bảo liên quan đến khoản nợ gồm 03 thửa đất tại TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích gần 5.000m2.



Ngân hàng bán đấu giá nợ xấu: Có sao bán vậy, rủi ro người mua chịu?


Ngân hàng Vietcombank cũng vừa rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Thiên Mẫn – một doanh nghiệp kinh doanh cao su tại Đồng Nai – với giá khởi điểm 67 tỷ đồng, trong khi tổng dư nợ tính đến 25/5/2020 là 85 tỷ đồng. Theo Vietcombank, tài sản đảm bảo cho khoản nợ xấu gồm 11.924m2 đất tại xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, và 1 xe ô tô con nhãn hiệu Audi A6.

Ngân hàng BIDV thì thông báo bán đấu giá khoản nợ của một khách hàng doanh nghiệp là Công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân. Tổng dư nợ tại các khoản nợ này (cả gốc và lãi) lên đến hơn 2.700 tỷ đồng. Các khoản nợ này có tài sản đảm bảo gồm hơn 20 ha đất tại TP.HCM, mức giá khởi điểm được BIDV đưa ra chỉ 800 tỷ đồng.

Theo luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội - khi người vay tiền gặp rủi ro, không có khả năng trả nợ hoặc cố tình không trả nợ, việc đòi nợ sẽ mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí cho các tổ chức tín dụng. Khi bán món nợ xấu của khách hàng, ngân hàng cũng không thu lại được bao nhiêu tiền so với giá trị khoản nợ.

"Trong những trường hợp đó, việc thu được số tiền gốc đã là may, thậm chí nhiều ngân hàng còn mất luôn cả gốc", luật sư Đặng Văn Cường nói. Cũng chính vì mục đích "gỡ gạc" phần nào nên các ngân hàng thường bán khoản nợ theo kiểu "có sao bán vậy", do đó bên mua phải chấp nhận rủi ro có thể xảy ra.

Chẳng hạn như các khoản nợ xấu do Agribank rao bán, nhà băng này cho biết khoản nợ được đấu giá theo nguyên trạng (bao gồm khoản nợ, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn) và theo phương thức "có sao bán vậy".

"Người tham gia đấu giá khoản nợ có trách nhiệm xem xét, tìm hiểu các hồ sơ khoản nợ, tài sản bảo đảm và tự xác định tình trạng của khoản nợ theo hiện trạng thực tế, các hồ sơ pháp lý của khoản nợ và tự xem xét, tìm hiểu tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm cho khoản nợ." – Agribank cho hay.

Điều này đồng nghĩa với việc bên mua khoản nợ cần nhận thức và xác định rõ ràng toàn bộ khoản nợ (có tài sản bảo đảm) có những rủi ro (nếu có). Một khi đã đồng ý tham gia đấu giá, có nghĩa là bên mua tự xác định và chấp nhận mọi rủi ro đối với việc mua khoản nợ này. Công ty đấu giá cũng như ngân hàng không chịu trách nhiệm với bất kỳ rủi ro đối với khoản nợ trên sau khi bên mua nợ trúng đấu giá.

Hồng Nhung

Hồng Nhung

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở TpHCM

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở TpHCM

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TpHCM. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay.
Biến đổi khí hậu để lại “vị đắng” cho ngành cà phê

Biến đổi khí hậu để lại “vị đắng” cho ngành cà phê

Biến đổi khí hậu đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành sản xuất cà phê - loại cây trồng nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nhất là nhiệt độ.
Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Thời gian gần đây, sự đổ bộ của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới (như Taobao, Tamu…) đã làm bộc lộ rõ hơn năng lực sản xuất lẫn thương mại của doanh nghiệp trong nước. Hệ lụy là các doanh nghiệp trong nước đã và đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp quốc tế với nhiều lợi thế về chi phí vận hành, logistics, giá cả, đầu tư kho bãi...
Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản cả nước trong tháng 10 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế qua 10 tháng, xuất khẩu thủy sản đã mang về 8,27 tỷ USD. Các chuyên gia kỳ vọng lĩnh vực này sẽ về đích hơn 10 tỷ USD trong năm nay.
Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Hoa hồi được coi là “báu vật” trời ban khi chỉ cực ít quốc gia trên thế giới may mắn sở hữu. Hoa hồi được mệnh danh là "cánh hoa nghìn tỷ" bởi giá trị kinh tế cao, nhiều quốc gia săn đón.
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2024.
Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động