Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch? Chocolate - Thực phẩm tốt cho tim mạch và não bộ Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm |
Nước dừa tươi
Nước dừa chứa nhiều vitamin B1, B2, C và khoáng chất như kali, kẽm, magiê – đều có lợi cho tim mạch. Người cao huyết áp thường thiếu kali, người bệnh cơ tim do rượu thiếu vitamin B1, còn thuốc lợi tiểu nhóm thiazid dễ gây thiếu kali và magiê, dẫn đến mệt mỏi, chuột rút, rối loạn nhịp tim. Nước dừa giúp bổ sung các chất này, đồng thời làm tăng cholesterol tốt (HDL-C), hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
![]() |
Nước dừa chứa nhiều vitamin B1, B2, C và khoáng chất như kali, kẽm, magiê – đều có lợi cho tim mạch. |
Tuy nhiên, không nên uống quá 3–4 trái mỗi ngày và kéo dài nhiều ngày, vì dễ gây đầy bụng, lạnh bụng, tiêu chảy do ảnh hưởng đến tiêu hoá và cơ bắp theo y học cổ truyền.
Nước lọc
Nước lọc là lựa chọn hàng đầu, đặc biệt quan trọng trong mùa hè. Uống đủ nước giúp duy trì thể tích máu, điều hòa thân nhiệt và giảm gánh nặng cho tim khi bơm máu.
Cơ thể đủ nước giúp huyết áp ổn định, giảm nguy cơ gặp các vấn đề tim mạch và say nắng. Ngoài ra, nước lọc còn hỗ trợ thải độc, thúc đẩy trao đổi chất – những yếu tố gián tiếp giúp tim hoạt động hiệu quả hơn.
Nước ép củ dền
Nước ép củ dền giàu nitrat tự nhiên, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitric oxide – hợp chất giúp giãn mạch, cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ hạ huyết áp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nước ép củ dền giúp tăng hiệu suất vận động và đặc biệt có lợi cho người lớn tuổi bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, người bị sỏi thận hoặc huyết áp thấp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thường xuyên.
Nước trà xanh
Trà xanh chứa vitamin PP giúp tăng độ bền và độ đàn hồi của mạch máu. Hợp chất EGCG trong trà có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa quá trình oxy hóa LDL cholesterol – thủ phạm gây xơ vữa động mạch. Nhờ đó, trà xanh hỗ trợ tuần hoàn, giảm mỡ máu và điều hòa huyết áp.
![]() |
Trà xanh chứa vitamin PP giúp tăng độ bền và độ đàn hồi của mạch máu. |
Duy trì thói quen uống trà xanh còn giúp giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chỉ nên uống 2–3 tách mỗi ngày. Uống quá nhiều có thể gây dư axit dạ dày, cản trở hấp thu sắt và canxi (dễ gây thiếu máu, loãng xương), và gây mất ngủ hoặc bồn chồn do caffeine, dù hàm lượng thấp hơn cà phê.
Nước ép dưa hấu
Nước ép dưa hấu không chỉ giúp giải nhiệt mà còn chứa axit amin citrulline, hỗ trợ tăng sản xuất nitric oxide – chất giúp giãn mạch và hạ huyết áp.
Ngoài ra, dưa hấu có hàm lượng nước cao giúp bù nước nhanh chóng, đồng thời cung cấp lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh, rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành giàu đạm thực vật và acid amin thiết yếu, cùng nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin E và khoáng chất như canxi, sắt, magiê, kali. Đặc biệt, isoflavone trong sữa đậu nành giúp giảm mỡ bụng, mỡ máu xấu – những yếu tố liên quan đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Theo khuyến nghị của FDA (Mỹ) năm 2015, nên bổ sung 25g protein đậu nành mỗi ngày để hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, nếu có vấn đề về tuyến giáp hoặc bệnh gút, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thường xuyên.
Cà phê (với liều lượng hợp lý)
Cà phê chứa chất chống oxy hóa có lợi, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, cà phê đậm đặc, hoặc ở người chưa quen, có thể gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp, bồn chồn, run tay chân, thậm chí rối loạn nhịp tim.
![]() |
Cà phê chứa chất chống oxy hóa có lợi, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. |
Từ nhiều nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa chuyển hoá cà phê bình thường, chỉ nên uống 2-3 tách cà phê mỗi ngày (ít hoặc nhiều hơn đều không tác dụng bảo vệ tim mạch), người có cơ địa chuyển hoá kém, nên uống 1 tách mà thôi.
Sữa chua uống
Sữa chua uống cung cấp đầy đủ protein, vitamin (đặc biệt B2, B5, D) và khoáng chất thiết yếu như kali, canxi, phốt pho, iốt, kẽm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy dùng sữa chua uống đều đặn có thể giảm 60–80% lượng mỡ trong cơ thể, đặc biệt là mỡ vùng eo – yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch. Ngoài ra, kali trong sữa chua giúp cơ thể đào thải bớt natri, góp phần kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Nước rau má
Nước rau má giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho tuần hoàn tĩnh mạch và mao mạch. Người bị suy van tĩnh mạch chân uống nước rau má thường xuyên sẽ giảm sưng đau, mỏi, phù nề và chuột rút.
Tuy nhiên, rau má có tính hàn, nếu dùng nhiều dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, rau má có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị tiểu đường và mỡ máu. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 40g rau má và không nên uống liên tục quá 1 tháng; nên nghỉ ít nhất nửa tháng trước khi dùng lại.
Nước bí đao
Nước bí đao giàu vitamin nhóm B, C, beta-caroten, chất xơ và khoáng chất như kali, magiê, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, hợp chất hyterin-caperin trong bí đao giúp ngăn chuyển hóa đường thành mỡ, hỗ trợ giảm béo phì và thừa cân.
Với hàm lượng natri thấp, nước bí đao rất tốt cho người bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Tuy nhiên, cần nấu chín bí đao trước khi uống, vì sử dụng bí đao sống có thể gây hại cho đường tiêu hóa.
![]() |
![]() |
![]() |