Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi trong tuần qua Cụ ông suýt mất mạng do vừa ăn vừa cười Bộ Y tế chỉ đạo rà soát tình trạng kê đơn và tư vấn sữa giả tại bệnh viện |
![]() |
Nứt gót chân là tình trạng da khô, nứt nẻ thường gặp, đặc biệt vào mùa khô lạnh. |
Dưỡng ẩm thường xuyên
Da khô và thiếu ẩm là nguyên nhân chính gây nứt gót chân. Vì vậy, dưỡng ẩm là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình điều trị. Bạn có thể dùng kem dưỡng chứa urea hoặc glycerin để giúp da mềm mại, hoặc chọn dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu olive – đều có khả năng cấp ẩm sâu và nuôi dưỡng da hiệu quả.
Cách thực hiện:
Sau khi tắm, lau khô chân.
Thoa kem dưỡng hoặc dầu lên vùng gót chân.
Massage nhẹ để dưỡng chất thấm vào da.
Giữ nguyên qua đêm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị nứt gót chân bằng ngò tây
Ngò tây không chỉ là gia vị mà còn là nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng nứt gót chân nhờ chứa nhiều vitamin C, vitamin K và collagen. Những dưỡng chất này hỗ trợ tái tạo tế bào da, tăng độ đàn hồi và làm mềm vùng da khô, nứt nẻ.
Cách thực hiện:
Cắt nhỏ 10–12 nhánh ngò tây, cho vào chậu nước ấm.
Ngâm chân trong khoảng 30 phút.
Có thể áp dụng hằng ngày để đạt hiệu quả tốt hơn.
Trị nứt gót chân bằng nha đam
Nha đam không chỉ nổi tiếng trong làm đẹp mà còn là nguyên liệu tự nhiên giúp làm dịu và phục hồi da nứt nẻ ở gót chân. Gel nha đam chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc tính dưỡng ẩm, giúp làm mềm, làm lành vùng da khô, bong tróc.
Cách thực hiện:
Ngâm chân trong nước ấm pha một chút muối khoảng 5 phút để làm mềm da.
Lau khô chân bằng khăn mềm.
Rửa sạch nha đam, gọt bỏ vỏ và lấy phần gel trong suốt thoa lên gót chân.
Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.
Rửa lại bằng nước ấm.
Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi tuần sẽ giúp gót chân trở nên mềm mại, giảm tình trạng nứt nẻ rõ rệt.
![]() |
Nha đam không chỉ nổi tiếng trong làm đẹp mà còn là nguyên liệu tự nhiên giúp làm dịu và phục hồi da nứt nẻ |
Trị nứt gót chân bằng chanh
Chanh chứa nhiều vitamin C, có đặc tính khử trùng và chống viêm, giúp làm dịu vùng da nứt nẻ và hỗ trợ phục hồi da hiệu quả. Ngoài ra, chanh còn giúp làm mềm vùng da thô ráp và giảm kích ứng.
Cách thực hiện:
Cắt đôi quả chanh, vắt bớt nước, giữ lại phần vỏ có một ít nước cốt.
Đặt nửa quả chanh lên gót chân, sau đó mang tất giữ cố định khoảng 30 phút.
Tránh dùng tất đắt tiền vì chanh có thể làm hỏng chất liệu vải.
Sau đó, rửa sạch chân và thoa dầu dưỡng như dầu dừa để giữ ẩm.
Vì là nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể áp dụng cách này thường xuyên để duy trì gót chân mềm mại, không nứt nẻ.
Tẩy tế bào chết cho gót chân
Tẩy tế bào chết là bước quan trọng giúp loại bỏ lớp da khô, sần sùi, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo da và giúp gót chân mềm mịn hơn. Bạn có thể sử dụng đá bọt hoặc nguyên liệu tự nhiên như bột yến mạch, muối biển để làm sạch da hiệu quả.
Cách thực hiện:
Ngâm chân trong nước ấm để làm mềm da.
![]() |
Tẩy tế bào chết là bước quan trọng giúp loại bỏ lớp da khô, sần sùi, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo da |
Dùng đá bọt nhẹ nhàng chà xát vùng gót chân để loại bỏ tế bào chết.
Tránh chà xát quá mạnh, đặc biệt ở những vùng da đã nứt.
Sau khi tẩy tế bào chết, thoa kem dưỡng ẩm ngay để giữ cho da luôn mềm mịn.
Sử dụng mặt nạ gót chân
Mặt nạ gót chân là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để cấp ẩm sâu, làm dịu các vết nứt và hỗ trợ tái tạo da. Đây là cách chăm sóc lý tưởng cho những ai có gót chân khô, sần sùi hoặc bị nứt nẻ.
Cách thực hiện:
Bạn có thể mua mặt nạ gót chân chuyên dụng hoặc tự làm tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên như mật ong, bơ hoặc sữa chua.
Thoa đều mặt nạ lên vùng gót chân.
Giữ trong khoảng 15–20 phút.
Rửa lại bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm để khóa ẩm và nuôi dưỡng da.
Trị nứt gót chân bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa vitamin A, E và các axit béo như axit lauric, axit phenolic – những dưỡng chất giúp cấp ẩm sâu, làm mềm, giảm khô nứt và cải thiện độ đàn hồi cho da gót chân. Đây là một trong những cách tự nhiên, lành tính và dễ thực hiện tại nhà.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một chậu nước ấm, thêm một ít muối và vài giọt tinh dầu (nếu thích) để ngâm chân khoảng 5–10 phút, giúp làm mềm da.
Lau khô chân bằng khăn mềm.
![]() |
Dầu dừa chứa vitamin A, E và các axit béo như axit lauric, axit phenolic – những dưỡng chất giúp cấp ẩm sâu, làm mềm. |
Thoa dầu dừa nguyên chất lên lòng bàn tay, nhẹ nhàng massage vùng gót chân để dưỡng chất thẩm thấu đều.
Cuối cùng, rửa sạch lại chân bằng nước.
Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi tuần sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng nứt nẻ, mang lại gót chân mềm mại và khỏe mạnh.
Trị nứt gót chân tại nhà bằng giấm táo
Giấm táo có khả năng kháng khuẩn, khử mùi và làm mềm da, rất thích hợp để chăm sóc đôi chân thường xuyên bị bí bách trong giày tất. Ngoài việc hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, giấm táo còn giúp làm dịu vùng da khô, bong tróc ở gót chân.
Cách thực hiện:
Pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1 phần giấm : 4 phần nước.
Ngâm chân trong dung dịch khoảng 20 phút.
Sau khi ngâm, dùng đá bọt nhẹ nhàng chà lên gót chân để loại bỏ lớp da chết.
Trị nứt gót chân bằng nhựa đu đủ
Trong nhựa đu đủ có chứa một số vitamin và khoáng chất, có tác dụng kháng khuẩn và làm giảm tình trạng nứt chân hiệu quả. Cách trị nứt gót chân bằng nhựa đu đủ cũng rất đơn giản, chỉ cần thực hiện 1-2 lần một tuần. Kết hợp nhựa đủ đủ và nước chanh sẽ tạo ra hỗn hợp dưỡng ẩm và mềm da, cải thiện các vết nứt nhanh chóng, trả lại gót chân hồng hào.
Cách thực hiện:
Trộn nhựa đu đủ và nước chanh theo tỷ lệ 1:1.
Bôi hỗn hợp lên vùng gót chân bị nứt và để trong 30 phút.
Rửa lại với nước sạch và thực hiện đều đặn để có kết quả như ý.
Tránh đi giày dép chật
Mang giày dép chật hoặc không vừa chân dễ gây ma sát, tăng áp lực lên gót chân, từ đó khiến da bị khô, nứt nẻ nghiêm trọng hơn.
![]() |
![]() |
![]() |