Thói quen đầu tiên phải kể đến là uống nhiều nước hơn: Tình trạng thiếu nước hoặc mất nước trong mùa Hè có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu, khiến bệnh tình tệ hơn.
Nói không với đồ uống lạnh: Đồ uống lạnh có thể dẫn tới cảm lạnh hoặc đau họng ở nguời mắc bệnh tiểu đường do họ có hệ miễn dịch kém.
Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm: Người bệnh tiểu đường nên ở trong nhà từ 11h trưa tới 15h chiều, để tránh nhiễm trùng hoặc dị ứng da nhẹ khi tiếp xúc với ánh nắng.
Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm.
Kiểm tra mắt thường xuyên: Người bệnh tiểu đường dễ bị các nhiễm trùng mắt phổ biến vào mùa Hè như viêm kết mạc hoặc nhiễm trùng mắt.
Kiểm tra đường huyết: Bất kể vào mùa nào, người bệnh tiểu đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình.
Tập thể dục thể thao: Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, đặc biệt với người bệnh tiểu đường nhằm tăng cường sức đề kháng và hạn chế bệnh tật.
Kiểm soát chế độ ăn: Hạn chế tinh bột, chất béo và tăng cường ăn rau, củ, quả sẽ giúp cho người bệnh duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.
Người bị bệnh tiểu đường cũng nên chú ý những thực phẩm cần tránh như:
Đồ uống có đường là thực phẩm được khuyến cáo không nên dùng, bởi có chứa nhiều đường, dẫn đến tình trạng kháng insulin và tăng bệnh tiểu đường. Đồ uống có chứa nhiều đường, chẳng hạn như nước tăng lực, một số loại cà phê và lắc, có thể làm mất cân bằng nồng độ insulin của một người.
Người bị bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên dùng đồ uống có đường.
Sữa chua hương vị trái cây: Sữa chua bình thường là một lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, loại sữa chua hương vị trái cây lại là ngoại lệ bởi sữa chua trái cây được làm từ sữa không béo hoặc ít béo và chứa nhiều carbs và đường.
Thay vì chọn các loại sữa chua có lượng đường cao làm tăng lượng đường trong máu và insulin, cơ thể nên nạp sữa chua nguyên chất, không chứa đường, để giảm sự thèm ăn, kiểm soát cân nặng và tốt cho sức khỏe đường ruột.
Trái cây sấy khô: Trái cây là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin C và kali. Khi trái cây được sấy khô, mất nước dẫn đến nồng độ dinh dưỡng cũng tập trung cao hơn. Và hàm lượng đường trong trái cây sấy khô cũng tập trung hơn.
Khoai tây chiên là một thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường cần tránh xa. Bởi củ khoai tây có lượng carbs tương đối cao. Một khi khoai tây được chiên trong dầu thực vật, khoai tây chiên có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Gạo, bánh mì, mì ống có chỉ số đường cao, chứa ít chất xơ và có hàm lượng carbohydrate cao. Điều đó có nghĩa là nếu ăn nhiều cơm làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều gạo, bánh mì, mì ống có lượng đường cao có thể làm tăng tình trạng kháng insulin và khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn khó khăn hơn.
Hạ Vy