Hà Nội chủ động thu gom và xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19

Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phát sinh từ các cơ sở điều trị, cách ly y tế tập trung ...là rất cao, chính vì vậy UBND thành phố Hà Nội đã có kế hoạch chủ động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nhằm đảm bảo không phát tán mầm bệnh.
Hà Nội sẽ thiết lập 3 vùng theo mức độ nguy cơ dịch Covid-19 Phát hiện hàng trăm nghìn sản phẩm, thiết bị y tế vi phạm Hà Nội: Xử lý khoảng 90 - 100% chất thải phát sinh trong nuôi thủy sản

Quản lý chất thải, đảm bảo không phát tán mầm bệnh

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 200/KH-UBND, tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Kế hoạch nhằm kiểm soát tốt công tác quản lý chất thải, đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh tại cơ sở cách ly y tế tập trung, cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú, cách ly tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố; đảm bảo an toàn cho người cách ly, nhân viên y tế, người tham gia quản lý chất thải.

Hà Nội chủ động thu gom và xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19
Hà Nội chủ động thu gom và xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19

Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực, giúp UBND thành phố đôn đốc, hướng dẫn trong công tác bảo vệ môi trường; thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống, điều trị người bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố; phối hợp Sở Y tế để nắm bắt, cập nhật diễn biến dịch bệnh và các kịch bản kích hoạt phòng, chống dịch bệnh để lập các phương án ứng phó, huy động các cơ sở xử lý tham gia thu gom, xử lý chất thải.

Sở Y tế thường xuyên tổng hợp số liệu các điểm/khu cách ly và điều trị người bệnh, thông tin đến Sở Tài nguyên và Môi trường để kịp thời phân luồng, giám sát đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải Covid-19 phát sinh; hướng dẫn, tuyên truyền, giám sát việc phân loại chất thải lây nhiễm tại các cơ sở y tế bảo đảm phân loại triệt để; phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, UBND các quận, huyện, thị xã nơi có cơ sở cách ly, thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 trong công tác phân loại, lưu giữ, bàn giao chất thải lây nhiễm tại cơ sở cho đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại lây nhiễm...

Các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại chủ động xây dựng phương án giao nhận chất thải, quy trình khử khuẩn thiết bị, phương tiện vận chuyển, xử lý đối với các chất thải tiếp nhận tại các cơ sở cách ly, thu dung, điều trị người bệnh;

Thực hiện nghiêm túc và kịp thời việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại lây nhiễm theo đúng lịch trình, đúng chủng loại, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, quy trình xử lý theo đúng giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép; cung cấp túi đựng chất thải lây nhiễm, thiết bị thu gom, phân loại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho người cách ly tại khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khu vực phong tỏa chống dịch Covid-19.

Quy định rõ khu vực xử lý

Kế hoạch nêu rõ, tại các khu vực cách ly, phòng cách ly tại cơ sở cách ly y tế tập trung: Chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, trang phục phòng hộ cá nhân phát sinh phải được phân ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn "Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2".

Trường hợp xuất hiện ca mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 thì tất cả chất thải tại phòng cách ly của người này phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn "Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2". Các chất thải khác thực hiện thu gom và xử lý theo quy định về quản lý chất thải của Chính phủ tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015. Sau đó, phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Rác thải y tế lây nhiễm phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy trình
Rác thải y tế lây nhiễm phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy trình

Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải được buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ hai, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có đạp chân, có lắp bánh xe, có dán nhãn "Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2". Thu gom riêng thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ khu vực/phòng cách ly về khu lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi cần. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

Thùng, dụng cụ đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải được vệ sinh và khử khuẩn ngay sau khi sử dụng bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,5% Clo hoạt tính.

Thực hiện vận chuyển thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng để xử lý trong ngày.

Tại phòng cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú: Chất thải bao gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng thải bỏ của người được cách ly phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải có lót túi, có nắp đậy kín đặt ở trong phòng của người được cách ly.

Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thu gom tất cả các loại chất thải phát sinh từ phòng cách ly của người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 để vận chuyển, xử lý như đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại các khu vực/phòng cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong cơ sở y tế.

Hết thời gian cách ly, người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì thu gom túi đựng chất thải và xử lý như chất thải thông thường.

Tại khu vực phong tỏa phòng, chống dịch Covid-19:Có 2 trường hợp.

Đối với chất thải phát sinh từ nhà, phòng có trường hợp mắc Covid-19 (F0): Tất cả các loại chất thải phát sinh của nhà bệnh nhân phải được coi là chất thải lây nhiễm và thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi rồi cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn "Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2".

Đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của bệnh nhân cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian tối thiểu 20 phút trước khi giặt sạch.

Hà Nội chủ động thu gom và xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19

Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống của bệnh nhân cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian từ 10-20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch (trong trường hợp không có hóa chất khử trùng có thể đun sôi từ 10-15 phút).

Đối với chất thải phát sinh từ nhà phòng cách ly người tiếp xúc gần (F1) và chất thải phát sinh từ nhà phong cách ly người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2): Thực hiện theo hướng dẫn đối với chất thải phát sinh từ phòng cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú.

Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu/cụm công nghiệp: Thực hiện quản lý chất thải tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu/cụm công nghiệp có trường hợp mắc bệnh theo hướng dẫn tại công văn số 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân Covid-19 tại cộng đồng.

Tại cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19: Thực hiện theo hướng dẫn đối với chất thải phát sinh tại khu vực/phòng cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong cơ sở y tế.

Tại cơ sở tiêm chủng vắc xin Covid-19: Với vỏ lọ vắc xin Covid-19 đã dùng hết, lọ đựng vắc xin thừa thải bỏ và các chất thải khác phát sinh trong hoạt động tiêm chủng vắc xin Covid-19, đề nghị Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện phân loại, lưu giữ, xử lý hoặc chuyển giao các chất thải phát sinh trong hoạt động tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho các đơn vị có chức năng phù hợp theo đúng quy định. Đối với lọ vắc xin hỏng hoặc hết hạn sử dụng, phải được thu hồi và tiến hành thủ tục hủy thuốc.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn được coi là một vấn nạn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong công cuộc phòng chống này, các trường học, cơ sở giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Kết hợp hạt tiêu đen vào thói quen ăn uống hàng ngày của bạn có thể là một chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả để giảm cân.
Các loại hạt tốt cho người huyết áp cao

Các loại hạt tốt cho người huyết áp cao

Các loại hạt có thể mang lại nhiều lợi ích cho người huyết áp cao nhờ vào các dưỡng chất quan trọng như kali, magiê, chất xơ, và các axit béo không bão hòa.
Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Nước vo gạo thường bị bỏ đi nhưng lại là "bí quyết vàng" chăm sóc tóc nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho sức khỏe của bạn trên nhiều phương diện, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài nước lọc, bạn nên uống gì để khỏe mạnh hơn?

Ngoài nước lọc, bạn nên uống gì để khỏe mạnh hơn?

Ngoài nước lọc, có rất nhiều loại đồ uống khác có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân.
Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi

Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi

Theo thông tin từ Sở Y tế TP Đà Nẵng, đã ghi nhận khoảng 300 trường hợp không đồng ý tiêm vắc xin phòng sởi trong chiến dịch tiêm chủng trên toàn địa bàn.
Những cách đánh răng có thể làm hỏng răng và gây hôi miệng

Những cách đánh răng có thể làm hỏng răng và gây hôi miệng

Đánh răng là thói quen hàng ngày của hầu hết chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Đồ ăn vặt tốt cho người bệnh tiểu đường

Đồ ăn vặt tốt cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể ăn vặt nhưng cần lựa chọn đồ ăn vặt phù hợp tốt cho sức khỏe và không ăn quá nhiều để giữ đường huyết ổn định, không tăng cân.
Cải thiện sức khỏe toàn diện với công thức đi bộ "5-4-5"

Cải thiện sức khỏe toàn diện với công thức đi bộ "5-4-5"

Công thức đi bộ "5-4-5" là cách thể dục một cách đơn giản nhưng lại là chìa khóa giúp bạn sống khỏe mạnh và năng động hơn mỗi ngày.
Gắp sán dây gần 1 mét ra khỏi bụng thanh niên thích ăn đồ tái sống

Gắp sán dây gần 1 mét ra khỏi bụng thanh niên thích ăn đồ tái sống

Nam thanh niên 20 tuổi thường ăn đồ tái sống, thời gian gần đây thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau bụng vùng thượng vị kèm theo tiêu chảy kéo dài.
Bé trai viêm xoang mủ, bác sĩ gắp ra "cả tá" dị vật trong mũi

Bé trai viêm xoang mủ, bác sĩ gắp ra "cả tá" dị vật trong mũi

Bé trai 3 tuổi ở Phú Thọ bị chảy nước mũi kéo dài, viêm mũi, được đưa đến viện và được phát hiện có 12 hạt xốp nằm sâu trong khe mũi.
Ba sai lầm khi ăn rau muống vô tình tàn phá sức khỏe

Ba sai lầm khi ăn rau muống vô tình tàn phá sức khỏe

Dù lọt top món rau ngon nhất thế giới, nhưng tại Việt Nam đây lại là món dân dã, ai cũng có thể thưởng thức. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cũng như an toàn thực phẩm, các chuyên gia không khuyến khích ăn món này thường xuyên.
Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Khi đi lễ hội trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp sự cố nhất, trong đó có những sự cố mà chính bố mẹ cũng không bao giờ ngờ tới như bị lạc, tai nạn thương tích... Do đó, việc chuẩn bị trước các kiến thức và kỹ năng cơ bản là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Thời gian qua, Bộ Y tế đã tích cực chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Tính đến nay, đã có 53/54 tỉnh triển khai tiêm vaccine cho 762.320/800.719 đối tượng, đạt tỷ lệ 95,2% theo kế hoạch đề ra.
Thanh niên 22 tuổi ở Bắc Ninh hôn mê sâu do viêm màng não mô cầu

Thanh niên 22 tuổi ở Bắc Ninh hôn mê sâu do viêm màng não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và khẩn trương cách ly, điều trị một trường hợp mắc viêm não mô cầu với tình trạng diễn biến nguy kịch.
Đèn LED và tẩy bút chì mắc kẹt ở phế quản và mũi của bé 6 tuổi

Đèn LED và tẩy bút chì mắc kẹt ở phế quản và mũi của bé 6 tuổi

Bé trai 6 tuổi ho và khó thở suốt một tháng. Sau khi nhập viện, bác sĩ phát hiện dị vật là bóng đèn LED và cục tẩy bút chì trong phế quản và mũi.
Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Khi mắc bệnh sởi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại virus và nhanh chóng phục hồi.
Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Gần đây, trên một số kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội đã xuất hiện thông tin về các trường hợp về chứng bệnh ho ra máu tại Nga. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về thông tin này.
Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Bệnh nhân liên tục chảy máu mũi nên đến khám thì được phát hiện một con vắt dài hơn 6 cm đã sống hơn một tuần trong mũi.
Người đàn ông 41 tuổi bất ngờ đột tử sau khi chơi tennis

Người đàn ông 41 tuổi bất ngờ đột tử sau khi chơi tennis

Người đàn ông 41 tuổi bất ngờ ngã quỵ, mất ý thức chỉ vài phút sau khi ra sân chơi tennis. Dù được đưa đến viện hồi sức, bệnh nhân không qua khỏi.
Nho xanh không chỉ ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Nho xanh không chỉ ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Nho xanh là một loại quả được yêu thích bởi vị ngọt mát và thơm ngon. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nho xanh không hạt còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Ninh Thuận thông tin vụ 6 du khách ngộ độc rượu

Ninh Thuận thông tin vụ 6 du khách ngộ độc rượu

Sở Y tế Ninh Thuận kết luận rằng, các thành viên trong đoàn bị ngộ độc đều sử dụng rượu nhãn hiệu Rượu Sơri mang theo từ Tiền Giang.
Nam bệnh nhân 175kg mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nam bệnh nhân 175kg mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nam thanh niên nặng 175kg, 28 tuổi ở Hà Nội, nhập viện do khó thở, suy tim, phù chân, không thể đi lại, được chẩn đoán mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Người phụ nữ hoảng hốt khi bị vỡ túi nâng ngực trong thời kỳ mang thai

Người phụ nữ hoảng hốt khi bị vỡ túi nâng ngực trong thời kỳ mang thai

Mang thai lần thứ 3, người phụ nữ 27 tuổi (Thái Bình) nhập viện trong trạng thái hoảng loạn do túi nâng ngực bị vỡ, gây đau và căng tức ngực.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Bí quyết du lịch an toàn cho trẻ dịp nghỉ lễ

Bí quyết du lịch an toàn cho trẻ dịp nghỉ lễ

Trong các kỳ nghỉ dài ngày, an toàn và sức khỏe của trẻ luôn được ưu tiên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý những lưu ý khi cho trẻ đi du lịch.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động